2. Dạy con hiểu về bắt nạt
Nghiên cứu cho thấy bắt nạt bắt đầu bằng lời nói. Phản ứng đầu tiên của "nạn nhân" quyết định trẻ còn tiếp tục là đối tượng hướng đến hay không.
Nếu kẻ bắt nạt thấy cảm thấy thành công trong việc làm trẻ cáu giận, cảm giác quyền lực, việc bắt nạt thường sẽ tăng tiến. Vì vậy nên thảo luận với con trước khi bắt nạt xảy ra để khi xảy ra tình huống đó, con có thể xử lý thành công khi kẻ bắt nạt "thử" phản ứng của con.
3. Cha mẹ phải là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái
Khi bị bắt nạt, trẻ rất mong manh về thể chất và tinh thần, người duy nhất có thể giúp đỡ trẻ lúc này chính là cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ phải đứng lên vào những thời điểm quan trọng, cách xử lý có thể trực tiếp hoặc khéo léo. Nếu ngay cả cha mẹ cũng không quan tâm, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và bị đối xử tệ hơn, lâu dần có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp.
4. Giúp trẻ mạnh mẽ hơn
Nói chung, những kẻ thích bắt nạt cũng rất kén chọn mục tiêu, luôn thích những người trông yếu mềm nhưng lại không dám động đến những người có vẻ khó xúc phạm. Nếu con gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội, hãy ưu tiên hỗ trợ con kỹ năng xã hội để con không hấp dẫn kẻ bắt nạt. Chơi các trò chơi về kỹ năng xã hội, luyện tập ở nhà với con. Đóng vai với con các tình huống làm quen với bạn mới, tổ chức trò chơi.
Nếu bạn cảm thấy con có vẻ dễ bị tổn thương, hãy để ý lắng nghe con nói về tương tác với bạn bè để giúp con học cách lắng nghe cảm xúc bên trong và hỗ trợ con xây dựng mối quan hệ lành mạnh.