Sự thua thiệt về mặt thế chất cũng là yếu tố khiến Nhật Bản không phải một đội bóng thực sự sắc bén trước khung thành đối phương. Họ không có trong tay một mẫu trung phong cao lớn trong vòng cấm, trong khi sức rướn và tốc độ đoạn ngắn của các tiền vệ tấn công cũng không phải vượt trội so với các đối thủ.
Ví dụ như những bước chạy của Junya Ito từng mang đến nỗi khiếp sợ cho những đội bóng tại châu Á, thì ở đấu trường World Cup, cũng là Ito, cũng là những bước chạy ấy, nhưng độ nguy hiểm không phải lúc nào cũng được thể hiện.
Giải pháp cho thực trạng ấy của ông Moriyasu cũng là sự đồng bộ, sự cùng nhau. Với hệ thống 3-4-3 khi có bóng, Nhật Bản tuần tự triển khai theo từng “nấc” trên sân. 3 trung vệ cùng 2 tiền vệ trung tâm làm nhiệm vụ phát triển bóng. 2 tiền vệ tấn công Daichi Kamada và Ritsu Doan làm nhiệm vụ liên kết, trước khi tăng tốc đột ngột khi đã đưa bóng đến 1/3 cuối sân.
3 trung vệ cùng 2 tiền vệ trung tâm luân chuyển bóng lên phía trước. |
Thu hút áp lực, khai thác khoảng trống. |
Nhật Bản dựa vào những khoảng trống mà đối phương để lộ khi họ có bóng, nhiều hơn là dựa vào sự vượt trội về kỹ năng của một cá nhân trong đội hình.
Tạo cự ly đội hình tốt, luân chuyển bóng ra đến các khoảng trống. |
Tuần tự từng “nấc”, Nhật Bản chuyển hướng tấn công và tiếp cận 1/3 cuối sân với trạng thái tốt. |
Dấu ấn của việc phát huy tối đa khả năng của đội bóng của ban huấn luyện Nhật Bản không chỉ đến từ các tình huống triển khai chủ động. Bàn thắng từ tình huống phạt góc của Maeda cũng là một hình ảnh đáng ghi nhận trong các phương án triển khai các pha bóng cố định của đội bóng này.
Họ không treo bóng trực tiếp mà thực hiện các đường chuyền ngắn để kéo hàng phòng ngự Croatia lên phía trước và tận dụng khoảng trống ở khu vực 5m50 vừa được tạo nên.
Tình huống đá phạt góc dẫn đến bàn mở tỉ số trước Croatia. |
Nhìn lại hành trình xuất sắc sau 4 trận đấu tại World Cup lần này, ông Moriyasu đã đưa ra những quyết định ấn tượng. Một trong số đó là việc luôn cất Kaoru Mitoma trên ghế dự bị cho đến khi trận đấu bước vào hiệp 2.
Cá nhân đột biến nhất trong đội hình Nhật Bản được sử dụng với ý đồ đậm tính thời điểm. Khi đối phương không còn sung sức nhất, sự lắt léo và tốc độ của Mitoma sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn so với việc sử dụng cầu thủ này từ đầu.
Một hành trình đáng để tự hào của Nhật Bản. Họ sẵn sàng đối đầu với bất kỳ đối thủ nào, họ chơi lối chơi của riêng mình, lối chơi phù hợp nhất với nền tảng những cầu thủ họ sở hữu. Từ chỗ bị nghi ngờ, ông Moriyasu đã chứng minh sự am hiểu một cách tường tận những cá nhân trong danh sách đội hình.
Nhật Bản bị loại sau những loạt luân lưu, nơi bản lĩnh là điều họ cần tiếp tục trui rèn. Nhưng xét trên khía cạnh chuyên môn, họ xứng đáng là một hình mẫu để học tập.