Giáo dục

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh và đào tạo của Trường ĐH Kinh tế

Hải Minh 05/05/2025 19:34

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) tiếp tục đổi mới công tác tuyển sinh và đào tạo.

Theo đó, nhà trường đa dạng các phương thức xét tuyển, mở thêm các chuyên ngành học mới, cùng với sự đồng hành, tham gia giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm của các “giảng viên doanh nhân, chuyên gia”, để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.

Với phương pháp đào tạo gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn, năm 2025, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu, với 9 ngành và 30 chuyên ngành đào tạo hiện đang là xu hướng của thời đại:

1. Ngành Kinh tế có 400 chỉ tiêu với 4 chuyên ngành, gồm: Quản lý kinh tế; Kinh tế Truyền thông và Báo chí; Kinh tế Chính trị và Ngoại giao; Kinh tế Số và Quản lý.

2. Ngành Kinh tế phát triển có 350 chỉ tiêu với 5 chuyên ngành: Kinh tế Du lịch và Dịch vụ; Phân tích dữ liệu kinh tế và chính sách; Kinh tế tài nguyên, môi trường và bất động sản; Kinh tế đầu tư và phát triển; Hệ thống thông tin kinh tế và khoa học dữ liệu.

3. Ngành Tài chính - Ngân hàng có 500 chỉ tiêu với 4 chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng và Công nghệ tài chính; Quản trị rủi ro và Bảo hiểm; Tài chính và Đầu tư.

4. Ngành Quản trị kinh doanh có 360 chỉ tiêu với 4 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh và Phát triển doanh nghiệp; Quản trị Marketing, Truyền thông và Thương hiệu; Quản trị nhân lực; Quản trị kinh doanh Khách sạn và Lữ hành.

5. Ngành Kế toán có 330 chỉ tiêu với 3 chuyên ngành: Kế toán định hướng nghề nghiệp quốc tế; Kiểm toán; Phân tích kinh doanh.

6. Ngành Kinh tế quốc tế có 510 chỉ tiêu với 03 chuyên ngành: Thương mại quốc tế; Kinh doanh quốc tế và Phát triển thị trường toàn cầu; Logistics và Chuỗi cung ứng toàn cầu.

7. Ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao có 50 chỉ tiêu.

8. Ngành Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học TROY (Troy University, Hoa Kỳ) có 150 chỉ tiêu với 2 chuyên ngành: Quản lý; Phân tích dữ liệu.

9. Ngành Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học St. Francis (University of St. Francis, Hoa Kỳ) có 350 chỉ tiêu với 5 chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế và Quản trị chuỗi cung ứng; Marketing; Tài chính; Kinh doanh quốc tế; Quản trị chuỗi cung ứng.

nganh-trong-nuoc.png
Các ngành và chuyên ngành tuyển sinh Đại học chính quy trong nước năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Với 13 phương thức xét tuyển, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) góp phần mở rộng cơ hội trúng tuyển đại học Top đầu cho thí sinh.
* Xét tuyển đại học chính quy trong nước:

1. Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 hoặc chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi THPT 2025.

2. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập THPT.

3. Xét kết quả thi Đánh giá năng lực học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức.

4. Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

5. Xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh dành cho tài năng thể thao
6. Xét tuyển dự bị đại học, lưu học sinh.

* Xét tuyển Đại học chính quy quốc tế:

1. Xét tuyển thẳng với chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập THPT.

2. Xét tuyển kết quả học tập THPT.

3. Xét tuyển kết quả các bài thi đánh giá năng lực quốc tế: SAT, ACT, A/AS Level.

4. Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

5. Xét tuyển kết quả thi Đánh giá năng lực học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức.

STT
Trình độ IELTS
Trình độ TOEFL iBT
Thang điểm 10
1
5.5
72-78
8.5
2
6.0
79-87
9.0
3
6.5
88-95
9.5
4
7.0-9.0
96-120
10

Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10 tại Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) áp dụng 8 tổ hợp xét tuyển, gồm:

1. D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)

2. A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

3. D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)

4. D10 (Toán, Địa lý, Tiếng Anh)

5. C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý)

6. C03 (Toán, Ngữ văn, Lịch sử)

7. C04 (Toán, Ngữ văn, Địa lý)

8. C14 (Toán, Văn, Giáo dục kinh tế và pháp luật)

Trong đó, 4 tổ hợp dùng để xét tuyển kết hợp là D01, A01, D09, D10.

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có cơ hội theo học thêm một chương trình đào tạo thứ hai tại các Trường ĐH hàng đầu thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội như: Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Luật, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Chương trình đào tạo bằng kép giúp sinh viên mở rộng kiến thức và tăng cường cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường lao động.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều điểm mới trong tuyển sinh và đào tạo của Trường ĐH Kinh tế