Nhiều thách thức phát triển nhóm nghiên cứu trong trường đại học

25/05/2023, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhóm nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các cơ sở giáo dục Đại học.

Cần sớm xây dựng chính sách

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế chủ yếu của các nhóm nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam. Theo đó, số lượng các công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu còn khá khiêm tốn. Còn thiếu cán bộ đầu ngành dẫn dắt nhóm nghiên cứu.

Nguồn lực đầu tư cho các nhóm nghiên cứu còn hạn chế, kinh phí cho các đề tài còn khiêm tốn và thường bị cấp chậm. Cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư cho nghiên cứu không có, hoặc thiếu, hoặc không đồng bộ. Chưa có cơ chế chính sách mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành, phát triển các nhóm nghiên cứu trong trường ĐH; nếu có hỗ trợ thì cũng là mức kinh phí rất nhỏ.

Nguyên nhân chính của những tồn tại, hạn chế nêu trên trước hết xuất phát từ chủ quan của cán bộ, giảng viên, chưa ý thức được đầy đủ việc gắn kết công tác đào tạo với nghiên cứu; chưa ý thức được tầm quan trọng của việc làm việc, rèn luyện, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn thông qua nhóm nghiên cứu. Tiếp đến là chính sách hỗ trợ, khuyến khích của đơn vị đào tạo cho các nhóm nghiên cứu hoặc chưa có, hoặc chưa cụ thể, hoặc chưa đáng kể.

Nguyên nhân đặc biệt quan trọng là sự hội nhập quốc tế trong các nghiên cứu của các nhà khoa học và mức độ quốc tế hóa trong các hoạt động của nhiều trường ĐH Việt Nam còn chưa cao. Để khắc phục tồn tại, hạn chế, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT cần sớm xây dựng chính sách hỗ trợ cho xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu trong trường ĐH.

“Thực tế cho thấy, các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau cần có những chính sách khác nhau. Ví dụ, nhóm nghiên cứu về Khoa học tự nhiên và Công nghệ - Kỹ thuật, bên cạnh nguồn lực về con người, tài liệu nghiên cứu, thì các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng. Các nhóm nghiên cứu cũng có quy mô, trình độ và thành tích nghiên cứu, đào tạo nghiên cứu, uy tín và khả năng kết nối, hợp tác trong ngoài nước khác nhau. Vì vậy, các chính sách cũng cần ban hành phù hợp với từng đối tượng để bảo đảm đầu tư không lãng phí, tránh cào bằng và đem lại hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi đề xuất có thể xây dựng các tiêu chí để phân biệt các nhóm nghiên cứu thành 3 loại cơ bản: Nhóm nghiên cứu cấp cơ sở giáo dục ĐH, nhóm nghiên cứu mạnh cấp quốc gia, nhóm nghiên cứu quốc tế để có cơ chế, chính sách đầu tư và yêu cầu về chuẩn đầu ra phù hợp”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đề xuất.

Tại Trường ĐH Đồng Tháp, chia sẻ của TS Phan Trọng Nam, qua so sánh với các tiêu chí, tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu mạnh được quy định tại Điều 9 của Nghị định số 109/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các nhóm nghiên cứu của nhà trường chưa đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí, tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu mạnh. Đặc biệt các tiêu chuẩn về đào tạo, hướng dẫn tiến sĩ. Thực tế khó khăn này không chỉ diễn ra ở Trường ĐH Đồng Tháp mà còn ở các các trường ĐH có truyền thống và điều kiện tương tự.

“Để các nhóm nghiên cứu trọng điểm của Trường ĐH Đồng Tháp nói riêng, nhóm nghiên cứu của các cơ sở giáo dục ĐH nói chung được phát triển thành nhóm nghiên cứu mạnh theo quy định hiện hành, đề xuất Bộ GD&ĐT ban hành các tiêu chí đặc thù dành riêng cho các cơ sở giáo dục ở những vùng khó khăn”, TS Phan Trọng Nam đề xuất.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhieu-thach-thuc-phat-trien-nhom-nghien-cuu-trong-truong-dai-hoc-post640170.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhieu-thach-thuc-phat-trien-nhom-nghien-cuu-trong-truong-dai-hoc-post640170.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều thách thức phát triển nhóm nghiên cứu trong trường đại học