Đau mắt đỏ khi nào thì nguy hiểm?
Đau mắt đỏ thường diễn biến lành tính và ít khi để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu như không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh kéo dài. Lâu dần làm ảnh hưởng đến giác mạc và gây ra suy giảm thị lực.
Ở cả người lớn và trẻ em, đau mắt đỏ có thể là nguyên nhân gây viêm, loét giác mạc. Thậm chí dẫn đến mù lòa nếu để lâu.
Ảnh minh họa
Bị đau mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi hẳn?
Bệnh đau mắt đỏ chữa được nếu như phát hiện sớm và có phương án điều trị hợp lý. Bệnh thường khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm hoặc đưa ra phương án chữa trị không hợp lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, viêm giác mạc thậm chí là mù lòa.
Đau mắt đỏ cần làm gì để nhanh khỏi?
- Cần sử dụng thuốc đúng loại và đúng liều lượng theo đơn đã được kê của bác sĩ.
- Khi dùng thuốc tra mắt, không để đầu thuốc chạm vào mắt. Đối với thuốc tra dạng mỡ hoặc gel thì bôi vào khoảng 1cm cùng đồ mi dưới, với thuốc nước thì nhỏ từ 1 - 2 giọt.
- Nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng hơn, đau hơn hay chảy máu thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,...
- Không sử dụng khăn hoặc khăn giấy sạch mỗi khi lau mắt và lau mặt. Rửa tay thường xuyên hơn với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hoặc ho.
Bị đau mắt đỏ nên và không nên ăn gì?
Thực phẩm nên kiêng
Những thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, ốc, rau muống (vì sẽ sinh ra nhiều ghèn), chất kích thích, đồ uống có ga, mỡ động vật.
Thực phẩm nên ăn
Các thực phẩm như cà rốt, rau xanh (trừ rau muốn), ớt chuông cam, việt quất, lòng đỏ trứng, dầu cá, chất chống oxy hóa astaxanthin.