Thường những cơn co giật do sốt lành tính chỉ kéo dài trong 20 giây và dưới 2 phút đứa trẻ sẽ trở lại không còn hiện tượng co giật nữa tuy nhiên vẫn phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Nếu xảy ra những cơn co giật phức hợp, là những cơn co giật kéo dài trên 2 phút đưa trẻ ngay đến bệnh viện để các bác sĩ có thể xử lý được.”.
Khuyến cáo dành cho bậc cha mẹ chăm sóc trẻ bị sốt
Khi trẻ sốt thì cảm giác cũng giống như người lớn với các trạng thái như: rét run, nổi gân tím, nổi da gà,...Không nên bọc chăn hay ủ ấm quá kỹ dẫn đến tình trạng trẻ không thể thoát nhiệt ra ngoài càng làm cho cơn sốt tăng cao hơn.
Trong quá trình uống thuốc hạ sốt cha mẹ nên sử dụng nước ấm cho trẻ với nhiệt độ lý tưởng là thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 độ C; thường xuyên trườm nách, bẹn, toàn thân và lật dở liên tục để trẻ thoát nhiệt ra ngoài giúp hạ sốt nhanh hơn. Không chườn nước lạnh, cũng không dùng nước quá nóng. Dùng nước lạnh gây co mạch ngoại vi, làm cơ thể không thải được nhiệt. Nước quá nóng cơ thể không trao đổi được nhiệt với nước chườm.
Cha mẹ cũng nên lưu ý vấn đề dinh dưỡng cho trẻ, bù nước, điện giải với dung dịch phổ biến là orezol, ngoài ra có thể bổ sung thêm nước hoa quả.
Trong chế độ ăn nên sử dụng thức ăn trẻ ưa thích, có thể nấu loãng hơn, dễ tiêu, chia nhiều bữa nhỏ nhưng chú trọng bù đủ nước vì phần lớn trẻ đều lười ăn trong giai đoạn này và không nên cố ép vì có thể gây nôn khiến trẻ mất nước thêm.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Sốt kèm các biểu hiện bất thường khác: Thay đổi ý thức của trẻ( Kích thích, li bì, ngủ gà), co giật, yếu liệt, khó thở;
- Sốt cao trên 40 độ C’;
- Sốt cao liên tục, sốt không đáp ứng với thuốc hạ sốt;
- Sốt kéo dài từ 3 ngày;
- Trẻ mệt mỏi không ăn uống được.
Lưu ý:
- Với trẻ có tiền sử sốt cao co giật do sốt trước đó, dùng hạ sốt khi trẻ sốt từ 38 độ C.
- Không được tự ý dùng thuốc dự phòng co giật khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không tăng liều hạ sốt, không dùng hạ sốt liên tục khi chưa đến thời gian dùng sẽ gây ngộ độc cho trẻ.