Những kinh nghiệm hay dạy học giáo dục địa phương

02/09/2023, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc triển khai Nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) có gì mới ở các nhà trường, địa phương trong năm học 2023 - 2024?

Cũng cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: Dạy theo chủ đề, dạy tích hợp với hoạt động trải nghiệm thực tế, sân khấu hóa, dạy học dự án, xây dựng hồ sơ học tập… Kết hợp với đó là đổi mới kiểm tra đánh giá (tập trung đánh giá theo quá trình, đánh giá sự đóng góp, cống hiến của học sinh) đối với các hoạt động chung trong chương trình GDĐP; đặc biệt là ý thức trách nhiệm trong quảng bá, lan toả giá trị văn hóa, lịch sử… truyền thống của địa phương).

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chợ Lách (Bến Tre) Phan Thanh Sáng: Nhận thức đúng về nội dung

Những kinh nghiệm hay dạy học giáo dục địa phương ảnh 2
Ông Phan Thanh Sáng.

Các lớp ở tiểu học, nội dung GDĐP được tích hợp vào các môn học và hoạt động trải nghiệm. Phòng GD&ĐT Chợ Lách chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch dạy học, xác định nội dung GDĐP được tích hợp, lồng ghép vào các môn học, hoạt động trải nghiệm thông qua kiểm duyệt của hiệu trưởng để đưa vào thực hiện đồng bộ giữa các giáo viên trong các lớp học.

Ngày 17/3/2023, Sở GD&ĐT Bến Tre tổ chức chuyên đề, thao giảng 1 tiết về giảng dạy nội dung tài liệu GDĐP. Sau chuyên đề đó, Phòng GD&ĐT Chợ Lách tiếp tục chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức chuyên đề, thao giảng và thực hiện giảng dạy nội dung tài liệu GDĐP tại mỗi đơn vị trường tiểu học.

Hiện tất cả các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chợ Lách đều sử dụng tài liệu GDĐP của tỉnh Bến Tre để đưa vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ chuyên môn. Cụ thể, tích hợp và lồng ghép vào các môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc; có thể tổ chức sưu tầm tư liệu, hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể gắn với hoạt động trải nghiệm; tổ chức thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa như “sân khấu hóa”, dã ngoại, tham quan…

Từ triển khai trong thực tế, bài học kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra để tổ chức tốt nội dung GDĐP là: Cần nhận thức đúng đắn về nội dung GDĐP, không thể tách rời các hoạt động giáo dục của nhà trường. Từ đó, cán bộ quản lý giáo dục các cấp đến nhà trường phải thực hiện nghiêm túc.

Phòng GD&ĐT cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, tư vấn, thúc đẩy để kịp thời giúp nhà trường triển khai thực hiện hiệu quả cho các năm học tiếp theo. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường phải quan tâm, kịp thời trang bị tài liệu, thiết bị dạy học, huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế cho học sinh; đồng thời có giải pháp phù hợp giúp giáo viên, học sinh thực hiện tốt nội dung GDĐP tại đơn vị.

Bản thân người giáo viên khi thực hiện chương trình GDĐP phải hiểu được ý nghĩa của việc làm; phải chịu khó tìm tòi các nguồn tư liệu để mở rộng kiến thức thực tế cho học sinh. Thầy cô cũng phải thiết kế các hoạt động nhằm thu hút học sinh trong tiết học; kết hợp tốt hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình học để kích thích khả năng tư duy và chịu khó học tập, tìm hiểu về địa phương của các em.

Năm học tới, ngành GD-ĐT Chợ Lách sẽ tiếp tục thực hiện nội dung GDĐP hiệu quả thông qua hình thức tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định. Thực hiện giảng dạy chương trình GDĐP đáp ứng đúng yêu cầu giáo dục và dạy học nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề địa phương.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp: Giáo viên có vai trò quyết định

Những kinh nghiệm hay dạy học giáo dục địa phương ảnh 3
Ông Đỗ Tường Hiệp.

Nội dung GDĐP ở bậc tiểu học được tích hợp với hoạt động trải nghiệm trong khung thời lượng 105 tiết học/năm học; bậc THCS và THPT tương ứng 1 môn học với thời lượng 35 tiết học/năm học (tương đương 1 tiết/tuần).

Tại Đắk Lắk, Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn nghiên cứu kĩ nội dung của tài liệu GDĐP để xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học phù hợp với thực tế của nhà trường. Ví dụ, ở THCS, các nhà trường giao cho các tổ/nhóm chuyên môn của môn Ngữ văn, Lịch sử - Địa lý, Giáo dục công dân phối hợp với các tổ/nhóm chuyên môn có nội dung dạy học trong tài liệu để xây dựng kế hoạch giáo dục nội dung GDĐP trong nhà trường.

Kế hoạch dạy học nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo từng lĩnh vực/bài học phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương. Các nhà trường căn cứ vào nội dung giáo dục của địa phương được biên soạn theo các lĩnh vực, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề/bài học phù hợp với năng lực của giáo viên.

Về thực hiện kiểm tra, đánh giá, thực hiện theo Thông tư số 22/2021/TTBGDĐT ngày 20/7/2021 quy định về đánh giá học sinh THCS, THPT, Sở GD&ĐT hướng dẫn giáo viên dạy học lĩnh vực/bài học nào thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với lĩnh vực/bài học đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các lĩnh vực/bài học đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Đắk Lắk có đến 49 dân tộc anh em cùng chung sống. Vì vậy, để dạy học hiệu quả Nội dung GDĐP, phát huy hết giá trị bộ tài liệu GDĐP của tỉnh, vai trò của giáo viên giảng dạy vô cùng quan trọng. Thầy cô phải am hiểu về lịch sử, địa lý, văn hóa, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tích hợp, lồng ghép vào từng bài dạy, tạo hứng thú cho học sinh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhung-kinh-nghiem-hay-day-hoc-giao-duc-dia-phuong-post652180.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhung-kinh-nghiem-hay-day-hoc-giao-duc-dia-phuong-post652180.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những kinh nghiệm hay dạy học giáo dục địa phương