Bùi Minh Phương - "Đại sứ học tập" trường Ams
Còn đối với Ngọc Anh (cựu học sinh chuyên Anh, trường THPT chuyên Sơn La), kỹ năng viết luận là một trong những yêu cầu bắt buộc trong chương trình học của nữ sinh tại lớp chuyên Anh. Không chỉ là đôi ba tiết học trên lớp mà xuyên suốt quá trình học tập, nữ sinh được thầy hướng dẫn cách viết luận rất kỹ càng.
"Bọn mình có nhiều bài kiểm tra yêu cầu học sinh viết một bài luận lắm. Những kỹ năng viết luận mà mình học được trong quá trình học tập giúp ích cho mình rất nhiều trong việc chuẩn bị hồ sơ du học. Mình gần như không phải tham gia bất kỳ trung tâm luyện viết hay gì cả", nữ sinh chia sẻ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ là không chỉ dừng lại là một khóa học để giúp học sinh trong quá trình làm hồ sơ du học, mà hiện nay, nhiều lớp học hay trung tâm dạy về kỹ năng này được mở ra để ôn luyện cho các bạn học sinh định hướng thi vào các lớp chuyên Anh trong các trường cấp 3 chất lượng cao, học sinh chuẩn bị thi viết luận trong các kỳ thi học sinh giỏi ở Việt Nam.
Cô T.N - một giáo viên dạy viết luận cho các bạn học sinh theo mô hình trên chia sẻ: "Viết luận hiện nay là một kỹ năng quan trọng, nó không chỉ dừng lại ở bài luận trong bộ hồ sơ du học, mà lợi ích của nó còn hiện hữu ở rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Khi tham gia khóa học này, các bạn học sinh sẽ gặt hái được một kiến thức nền tảng vững chắc về viết bài luận ngắn, kỹ năng tư duy học thuật".
Học được gì từ việc tham gia khóa học viết luận?
Chị Việt Anh chia sẻ, sau khi tham gia khóa học viết luận, học sinh sẽ dung nạp được những kiến thức, kỹ năng như: Thế nào là một bài luận chuẩn, lên nội dung bài sao cho phù hợp nhưng vẫn phải mang tính cá nhân, cách sử dụng các từ ngữ văn bản tiêu chuẩn, lựa chọn nội dung... Còn dưới đây là các bước mà chị Hà và team đưa ra để hỗ trợ các bạn học sinh trong quá trình hoàn thành bài luận của mình.
Bước 1: Tìm hiểu về chương trình học mục tiêu.
Bước 2: Tìm hiểu việc cá nhân học sinh tính cách nền tảng học thuật ước mơ những nguồn cảm hứng.
Bước 3: Lên khung của bài luận.
Bước 4: Hoàn chỉnh các nội dung chi tiết theo mạch của câu chuyện muốn thể hiện. Bước năm mà chỉnh sửa câu từ chi tiết.
Bước 5: Dàn trang, thiết kế hình ảnh của bài luận cho phù hợp với tính cách và các văn bản trong bộ hồ sơ.
"Hiện nay đối với đơn vị của mình thì không có khóa viết riêng biệt mà hướng dẫn viết luận là một phần trong chương trình hỗ trợ các bạn du học và mỗi bạn thì sẽ được học về kỹ năng viết luận này một cách cá nhân hóa nhất.
Đội ngũ chuyên viên sẽ lắng nghe và khai thác câu chuyện cá nhân, hỗ trợ tìm hiểu về chương trình học các bạn đang mong muốn và hướng dẫn các bạn lên khung của bài luận. Các bạn sẽ soạn thảo những nội dung theo mạch của câu chuyện cá nhân và sau đó sẽ được hướng dẫn để chỉnh sửa câu từ chi tiết hơn", chị Anh nói thêm.
Bạn Nguyễn Cao Nhân - học sinh trúng tuyển vào Đại học NewYork (Mỹ) chia sẻ, bản thân học được nhiều điều sau khi tham gia vào khóa học viết luận của trung tâm du học: "Ban đầu, khi mới viết bài luận thì mình thấy khá chật vật. Tuy nhiên, sau khi được thầy cô tại trung tâm hướng dẫn thì mình đã biết được rằng cần phải tập trung nói nhiều về cảm xúc hơn, những sự trưởng thành trong suy nghĩ của mình để hội đồng tuyển sinh hiểu rõ về con người của mình thông qua bài luận".
Tương tự, Nguyễn Ngân Hà - nữ sinh giành học bổng 6,7 tỷ của trường Đại học TUFTS (Mỹ) nói: "Mình là một người rất đam mê cờ vua và bài luận của mình cũng viết về cờ vua luôn. Để viết về một bài luận hoàn chỉnh, nhiều cảm xúc thì mình cần phải có chiến thuật tốt. Các thầy cô trong trung tâm mình tham gia đã giúp đỡ bản thân rất nhiều, đặc biệt là gợi mở những ý tưởng trong mình để đưa ra những ý tưởng hay và đột phá".
Nguyễn Ngân Hà - nữ sinh giành học bổng 6,7 tỷ của trường Đại học TUFTS (Mỹ)
Khánh Vân (sinh năm 2006, Sơn La) chia sẻ cô bạn có dự định du học Mỹ vào cuối năm lớp 12. Do đó, ngay từ thời điểm hiện tại, cô đã tìm một anh/chị mentor để hướng dẫn mình từ "A-Z" trong quá trình làm hồ sơ du học, đặc biệt là bài viết luận.
"Bài luận mình được chị mentor hướng dẫn theo format STAR. Trong đó, S là Situation (xác định vấn đề để giải quyết); T - Task (nhiệm vụ cần đề ra); - A là Action (mình đã thực hiện những hành động gì để giải quyết vấn đề đấy); R là Result (kết quả thu lại được là gì).
Chị mentor đã hướng dẫn mình rất nhiều thông qua những bài viết thử. Trong đó, một lời khuyên mà mình nhớ nhất mà chị mentor đã nói với mình là không cần phải dùng những từ quá 'đao to búa lớn', những câu văn hoa lá cành, hãy viết những câu đơn và đi thẳng vào vấn đề, mọi thứ cần gãy gọn nhưng phải thể hiện được quan điểm, lập trường của bản thân".
Ảnh: NVCC