Sức khỏe

Những người nên hạn chế ăn chuối chín

14/08/2024 09:00

Chuối là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được, vậy những ai không nên ăn chuối chín?

Thành phần dinh dưỡng của chuối

Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, đầu thế kỷ 20, Hiệp hội Y khoa Mỹ xếp chuối vào danh sách đầu tiên của siêu thực phẩm. Thành phần dinh dưỡng của chuối gồm:

Các dưỡng chất quan trọng

Mỗi quả chuối sẽ có nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng gồm:

  • Calo: 89.
  • Đường: 12,2g.
  • Đạm: 1,1g.
  • Carb: 22,8g.
  • Chất xơ: 2,6g.
  • Chất béo: 0,3g.

Năng lượng

Chuối là thực phẩm giàu carbs, nhiều nhất là ở dạng tinh bột và đường. Trong quá trình chuối chín sẽ có sự thay đổi mạnh về thành phần carb.

Mỗi quả chuối xanh có khoảng 80% tinh bột (trọng lượng khô). Cùng với quá trình chín của chuối, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường và chỉ còn lại

Trong quả chuối chín có các loại đường: fructose, sucrose và glucose. Tổng lượng đường trong mỗi quả chuối chín lên đến > 16% trọng lượng tươi. Chỉ số đường huyết trong chuối khá thấp (42 - 58).

Khoáng chất và vitamin

Quả chuối nhiều khoáng chất và vitamin, nhất là B6, C và kali. Cụ thể:

- B6: Một quả chuối kích thước trung bình có khả năng cung cấp 33% hàm lượng B6/ngày.

- C: Chuối rất giàu vitamin C.

- Kali: Hàm lượng kali trong chuối khá cao nên nếu ăn đều đặn có thể giảm huyết áp và tốt cho tim mạch.

Chất xơ

Tinh bột trong chuối chưa chín chủ yếu là tinh bột mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống nếu muốn giảm hoặc duy trì cân nặng. Ở ruột già, tinh bột của chuối được vi khuẩn lên men thành axit béo butyrate chuỗi ngắn tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của chuối còn nhiều các loại chất xơ, điển hình là pectin có thể tan trong nước. Nếu chuối chín sẽ làm tăng tỷ lệ pectin hòa tan trong nước. Cả tinh bột kháng và pectin đều giúp cho lượng đường huyết sau bữa ăn không bị tăng lên.

Chuối tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được.
Chuối tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được.

Hợp chất thực vật khác

Cũng như các loại trái cây khác, chuối cũng chứa nhiều loại hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học:

- Dopamine: Chất dẫn truyền thần kinh quan trọng với não. Điều đáng nói là dopamine của chuối không thể vượt qua hàng rào máu não nên không ảnh hưởng đến tâm trạng mà đảm nhận vai trò tương tự chất chống oxy hóa.

- Catechin: Đây là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong chuối liên quan đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình là phòng ngừa bệnh tim.

Những người không nên ăn chuối

Chuối tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người không nên ăn chuối:

Người bị bệnh thận

Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang heart.org cho biết, theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Tây Ban Nha, tiến sĩ Sylvia Melendez-Klinger, tác giả từng đoạt giải thưởng dinh dưỡng toàn cầu, chuối không tốt cho người có nồng độ kali cao hoặc bị bệnh thận.

Tiến sĩ Melendez-Klinger cho biết, những người có nồng độ kali cao cũng có thể mắc bệnh thận hoặc các vấn đề về thận.

Người bệnh thận nặng không thể loại bỏ kali khỏi máu. Nồng độ kali cao có thể dẫn đến đau tim hoặc tử vong. Vì vậy, họ cần theo dõi chặt chẽ việc tiêu thụ kali.

Người đang dùng một số loại thuốc

Thực phẩm giàu kali cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị huyết áp cao và suy tim. Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Tây Ban Nha, tiến sĩ Sylvia Melendez-Klinger những người đang sử dụng thuốc điều trị huyết áo cao và suy tim không nên ăn chuối vì có thể làm tăng nồng độ kali trong máu.

Người bị đau dạ dày

Những người tiền sử bị đau dạ dày cần hạn chế ăn chuối tiêu chín. Với các loại chuối khác thì không nên ăn khi đói, vì hàm lượng pectin cao trong chuối sẽ khiến nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày bị tăng cao. Nếu duy trì ăn chuối khi đói trong thời gian dài sẽ gây ra thành dạ dày bị bào mòn, đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời TS.BS Trần Thị Bích Nga, nguyên giảng viên khoa Dinh dưỡng (trường Đại học Y Hà Nội), cho biết các nguyên nhân tiềm ẩn gây khó chịu cho dạ dày sau khi ăn chuối có thể do lượng tinh bột, do hội chứng ruột kích thích, dị ứng chuối hoặc không dung nạp fructose.

Người thừa cân, béo phì

Chuối chín là trái cây chứa nhiều đường. Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ăn 2 quả chuối tương đương nạp hơn 300 calo. Do đó, nếu không ăn trái cây khác trong ngày, chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối. Khi đã ăn trái cây khác, ví dụ dưa hấu (dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali), không nên ăn chuối nữa. Vì vậy, những người thừa cân, béo phì không nên ăn quá nhiều chuối chín.

Trên đây là những người không nên ăn chuối. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại quả này nhé.

Thanh Thanh(Tổng hợp)

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/nhung-nguoi-nen-han-che-an-chuoi-chin-ar889048.html
Copy Link
https://vtc.vn/nhung-nguoi-nen-han-che-an-chuoi-chin-ar889048.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những người nên hạn chế ăn chuối chín