Nỗi khổ của người trẻ ở thành phố Đông Nam Á thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới: Cuộc sống áp lực cực độ, U40 vẫn sống với bố mẹ vì không mua nổi nhà

Thu Hương | 10/06/2023, 09:37
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trung bình người từ 25 đến 44 tuổi kiếm được 40.000 đến 61.000 USD mỗi năm. Tuy nhiên chừng đó chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống.

Kết quả là, họ có điều kiện theo đuổi trình độ học vấn cao hơn. Và vì sinh ra trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, ước mơ phổ biến mà họ theo đuổi là 5 chữ C: cash (tiền mặt), credit card (thẻ tín dụng), condominium (chung cư), car (ô tô) và country-club membership (trở thành hội viên của 1 câu lạc bộ thể thao, nơi cung cấp các dịch vụ tập luyện 1 môn thể thao - thường là golf – và cả các dịch vụ ăn uống, giải trí đi kèm).

5 chữ C này đã trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người, đặc biệt là thế hệ X. Thậm chí những thứ để thể hiện địa vị này còn được gọi chung là “giấc mơ Singapore”. Đi kèm với đó là văn hóa “kiasu” nổi tiếng, tức nỗi sợ bị bỏ lỡ thứ gì đó và trở thành kẻ thua cuộc.

Cũng chính điều này tạo ra văn hóa cạnh tranh khốc liệt và thực sự những người trẻ Singapore có tham vọng rất lớn. Khi được hỏi anh lấy thước đo nào để đo lường thành công, câu trả lời của Chan rất đơn giản: doanh thu tăng vọt, phá vỡ mọi kỷ lục.

Trung bình người Singapore từ 25 đến 44 tuổi kiếm được 53.400 đến 81.900 SGD (tương đương 40.000 đến 61.000 USD) mỗi năm. Năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore là 2,1%. Tuy nhiên, những con số cao chót vót không đồng nghĩa với lối sống xa hoa. Xếp ngang hàng với New York ở vị trí thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022 do EIU bình chọn, chi phí sống ở Singapore rất cao.

Singapore cũng là nước mà bạn phải tốn nhiều tiền nhất nếu muốn mua 1 chiếc xe ô tô. Ngoài giá xe, bạn sẽ phải trả thêm tiền thuế ở mức tối thiểu cũng lên tới 92.400 SGD.

Nỗi khổ của người trẻ ở thành phố Đông Nam Á thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới: Cuộc sống áp lực cực độ, U40 vẫn sống với bố mẹ vì không mua nổi nhà - Ảnh 3.

Hầu hết người trẻ mà Business Insider phỏng vấn đều tập trung vào việc tiết kiệm tiền. Chia Quan En, 27 tuổi và đang làm trong ngành truyền thông, cho biết mỗi tháng tiết kiệm được 50 – 60% thu nhập. Cậu dành dụm tiền để mua nhà và chuẩn bị cưới vợ.

Nhưng không phải ai cũng tiết kiệm được nhiều đến vậy. Mel Chia (33 tuổi) hiện đang làm quản lý truyền thông và kiếm được 80.000 đến 100.000 SGD mỗi năm. Tuy nhiên chi phí hàng tháng ngốn mất 60% số tiền đó. Hai khoản lớn nhất gồm tiền bảo hiểm và chi phí cho khoản vay thế chấp dùng để mua căn hộ mà cô đang ở.

Vì giá nhà quá đắt đỏ, nhiều người ngoài 30 tuổi vẫn lựa chọn tiếp tục sống với bố mẹ và chưa hề có ý định ra ở riêng. Lyndon Ang (27 tuổi) hiện đang làm việc tại 1 công ty game và kiếm được 48.000 SGD mỗi năm. Dù làm việc toàn thời gian và độc lập về tài chính, Ang vẫn đang sống cùng bố mẹ và em gái. Họ đều làm việc từ xa, tiền kiếm được chủ yếu dùng để mua thực phẩm và trả tiền điện nước. Họ cố gắng tiết kiệm được khoảng 1.000 SGD mỗi tháng.

Ang gần như không thể mua được nhà vì Singapore không cho phép người độc thân dưới 35 tuổi mua các căn hộ được chính phủ trợ giá.

Quý IV/2022, giá thuê 1 căn hộ 2 phòng ngủ ở các dự án nhà ở xã hội là từ 2.200 đến 2.850 SGD mỗi tháng. 5 năm trước, giá chỉ từ 1.550 đến 1.900 SGD mỗi tháng. Những người như Ang cho rằng họ nên bỏ qua 1 chữ C trong “giấc mơ Singapore” vì sở hữu 1 căn chung cư là điều bất khả thi.

Nhưng ngoài chuyện giá nhà quá đắt đỏ, nhiều người đơn giản không cảm thấy cần thiết phải có nhà riêng.

Trì hoãn sinh con và coi trọng trải nghiệm

Giống như những người trẻ ở khắp nơi trên thế giới, người trẻ Singapore cũng đi theo các xu hướng chung: trì hoãn sinh con, nghiện điện thoại và coi trọng trải nghiệm hơn là vật chất cụ thể.

Năm 2022, tỷ lệ sinh của Singapore giảm xuống mức thấp chưa từng thấy: 1,05 trẻ trên mỗi phụ nữ. Một phần nguyên nhân là do chi phí nuôi dạy 1 đứa trẻ quá cao, nhưng cũng vì họ còn phải chăm sóc bố mẹ mình với chi phí không hề nhỏ. Thứ trưởng Tài chính Singapore từng dự báo sẽ có ngày càng nhiều người dân phải đối mặt với “áp lực kép” khi vừa nuôi con vừa chăm bố mẹ già.

Một báo cáo mà JPMorgan công bố năm 2016 cho thấy thế hệ millennials trên toàn thế giới chi 34% số tiền mà họ tiêu qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của ngân hàng vào những thứ mang lại trải nghiệm hơn là vật chất như ăn uống, giải trí và du lịch. Người trẻ ngày càng ưu tiên việc sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc.

Bavani Palanivellu (32 tuổi) là một trong số những người như vậy. Cô nói đùa rằng mình đã đi theo hành trình “ăn, cầu nguyện và yêu” từ 6 năm trước, sau khi chia tay. Kể từ đó đến nay, Bavani đã đi leo núi ở Nepal, tham dự tiệc cưới được tổ chức trong rừng Amazon và nhận chứng chỉ dạy yoga tại 1 tu viện ở Ấn Độ.

Tham khảo Business Insider


Theo Nhịp Sống Thị Trường
https://markettimes.vn/noi-kho-cua-nguoi-tre-o-thanh-pho-dong-nam-a-thuoc-hang-dat-do-nhat-the-gioi-cuoc-song-ap-luc-cuc-do-u40-van-song-voi-bo-me-vi-khong-mua-noi-nha-31060.html
Copy Link
https://markettimes.vn/noi-kho-cua-nguoi-tre-o-thanh-pho-dong-nam-a-thuoc-hang-dat-do-nhat-the-gioi-cuoc-song-ap-luc-cuc-do-u40-van-song-voi-bo-me-vi-khong-mua-noi-nha-31060.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗi khổ của người trẻ ở thành phố Đông Nam Á thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới: Cuộc sống áp lực cực độ, U40 vẫn sống với bố mẹ vì không mua nổi nhà