Nóng tuần qua: Liên tục điều chỉnh mạnh, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng hiện nay ra sao?

07/04/2024, 17:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Kênh gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục được các nhà băng điều chỉnh theo xu hướng giảm.

Về trả nợ, Chính phủ trả khoảng 453.990 tỷ đồng, tăng hơn 126.700 tỷ so với năm ngoái. Trong đó, nợ trực tiếp của Chính phủ 395.874 tỷ, các dự án cho vay lại khoảng 58.116 tỷ đồng.

Năm 2023, các chỉ tiêu nợ của Việt Nam đều trong giới hạn an toàn được Quốc hội phê duyệt. Nợ công đến cuối năm ngoái khoảng 37% GDP (hơn 3,8 triệu tỷ đồng), thấp hơn nhiều mức trần 60% Quốc hội đề ra. Cùng đó, nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp 16% so với mức trần được cho phép (50%).

Ngân hàng Nhà nước nói 'sẽ can thiệp nếu tỷ giá quá nóng'

Tại họp báo Chính phủ chiều 3/4, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói cơ quan này có đủ công cụ điều hành để ổn định thị trường ngoại hối.

Ngoài các công cụ điều chỉnh tỷ giá bằng chính sách tiền tệ, theo Phó thống đốc, hiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam khá dồi dào, tới cuối 2023 khoảng 100 tỷ USD. Trường hợp cần thiết, cơ quan này sẽ can thiệp để ổn định.

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại họp báo Chính phủ, chiều 3/4. Ảnh: Phạm Dự
Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại họp báo Chính phủ, chiều 3/4. Ảnh: Phạm Dự

Từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu, hút tiền trên thị trường liên ngân hàng để ổn định tỷ giá ngoại hối. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong tháng 3, khoảng 164.300 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước hút về trên thị trường liên ngân hàng, tăng lợi suất tín phiếu. Đây là một trong số cách thức can thiệp để giảm áp lực, song tỷ giá vẫn trong đà tăng.

Lý do tỷ giá tăng nóng, theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chưa đưa ra thời điểm cụ thể nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất nên giá trị đồng đôla Mỹ tăng cao. Điều này tác động, khiến nhiều đồng tiền của các quốc gia trên thế giới, trong đó có VND, giảm giá.

Người dân Hà Nội chịu mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Theo kết quả biên soạn chỉ số SCOLI năm 2023, vùng Đồng bằng sông Hồng đang có chỉ số SCOLI cao nhất và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ số SCOLI thấp nhất.

Theo đó, 5 địa phương có mức giá cao nhất cả nước trong năm qua là Hà Nội, Tp.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng và Bình Dương. Trong khi đó, năm 2022, Hà Nội, Quảng Ninh, Tp.HCM, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu là 5 địa phương có mức giá cao nhất. Như vậy, Tp.HCM đã vượt Quảng Ninh về chi phí sống đắt đỏ trong năm 2023.

Ở chiều ngược lại, 5 địa phương có mức giá thấp nhất cả nước là Bến Tre, Nam Định, Quảng Trị, Sóc Trăng và Gia Lai. Như vậy, so với năm 2022, Bến Tre đã vượt Quảng Trị để dẫn đầu về chi phí sống rẻ nhất cả nước và Gia Lai cũng mới góp tên trong top 5.

Cụ thể, tại báo cáo này, Tp.HCM xếp thứ 2 với chỉ số SCOLI bằng 98,44% Hà Nội. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, địa phương này có 3 nhóm chỉ số giá bình quân cao hơn Hà Nội như hàng hóa và dịch vụ khác (121%); giáo dục (117%); đồ uống và thuốc lá (115%).

Trong khi đó, một số nhóm hàng của Tp.HCM có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội là may mặc, mũ nón và giày dép (82%); văn hóa, giải trí và du lịch (92%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (94%); thiết bị và đồ dùng gia đình (95%).

Theo www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/nong-tuan-qua-lien-tuc-dieu-chinh-manh-lai-suat-tiet-kiem-tai-cac-ngan-hang-hien-nay-ra-sao-c161a1557658.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/nong-tuan-qua-lien-tuc-dieu-chinh-manh-lai-suat-tiet-kiem-tai-cac-ngan-hang-hien-nay-ra-sao-c161a1557658.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nóng tuần qua: Liên tục điều chỉnh mạnh, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng hiện nay ra sao?