Thật hạnh phúc cho bất kỳ bậc cha mẹ nào khi có được những đứa con hiểu biết, quan tâm và ủng hộ mình.
Tục ngữ có câu: Con không khinh mẹ xấu, chó không khinh chủ nghèo. Nhưng một số đứa trẻ xem với mọi thứ mà cha mẹ tạo ra như một điều đương nhiên, đồng thời cũng coi thường cuộc sống kém cỏi của cha mẹ. So với lòng nhân ái, yêu thương cha mẹ thì thể diện của chúng luôn được đặt lên hàng đầu.
Nỗi đau lớn nhất của cha mẹ không phải là thành tích học tập của con tầm thường, không thể đem lại vinh quang của gia đình, mà là nuôi dạy một đứa con ích kỷ, vô ơn. Đáng buồn là ngoài đời, không ít đứa trẻ "sói mắt trắng" được nuôi dưỡng vì cha mẹ chiều chuộng không giới hạn và luôn vâng lời con cái.
Tuy nhiên, con cái không phải sinh ra đã không biết kính trọng, biết ơn cha mẹ, có tính phù phiếm, đòi hỏi. Điều này xuất phát từ quá trình nuôi dạy.
Khi con muốn chia sẻ việc nhà nhưng bạn lại ép con học bài với lý do đừng trì hoãn việc học; Khi con thô lỗ với bạn, bạn không ngăn cản mà khen ngợi sự mạnh mẽ của nó; Khi con bạn chỉ theo đuổi những thương hiệu nổi tiếng mà bỏ qua sự vất vả của bạn, bạn sẽ cố gắng hết sức để làm hài lòng con...
Ở đâu có nhân thì ở đó có quả, cha mẹ vô tình không tiếc công sức nuôi dưỡng một con "sói mắt trắng" mà không biết. Việc trẻ có thể đặt mình vào vị trí của cha mẹ và hiểu, quan tâm đến cha mẹ đều là nhờ sự giáo dục tốt của cha mẹ.
1. Đừng che giấu cuộc sống thực trước mặt con cái
Cha mẹ luôn mong muốn con mình có một cuộc sống thư thái, thoải mái nên cố tình giấu đi nỗi đau, sự mệt mỏi nhưng điều này chỉ khiến con cái ảo tưởng rằng mọi việc đều đến dễ dàng. Con cái không thể nhìn thấy nỗi vất vả của cha mẹ nên đương nhiên không có cách nào cảm thông.
Chỉ khi cho con thấy sự vất vả của cha mẹ, con cái mới có cơ hội hiểu một cách sâu sắc và trân trọng tất cả những gì cha mẹ đã dành cho mình.
2. Biết thể hiện điểm yếu khiến trẻ có trách nhiệm hơn
Có những lúc cha mẹ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, tâm trạng không tốt, không cần thiết lúc nào cũng phải đóng vai chiến binh thép trước mặt con cái. Thỉnh thoảng tỏ ra yếu đuối và nhờ trẻ giúp đỡ sẽ khiến trẻ cảm thấy được cần đến và ý thức về giá trị của trẻ sẽ tự phát sinh. Một đứa trẻ có trách nhiệm dần dần được nuôi dưỡng theo cách này.
3. Làm gương tốt cho con bạn
Người ta nói cha mẹ là nguyên bản, con cái là bản sao, lời nói, việc làm của con cái đều mang bóng dáng của cha mẹ. Muốn con cái hiểu và quan tâm đến mình khi lớn lên, phụ huynh phải bắt đầu từ chính mình, không phàn nàn về nguồn gốc gia đình hay công việc không "sang chảnh" của cha mẹ.
Chỉ bằng cách này, con cái mới không bị bao bọc bởi những cảm xúc tiêu cực và tránh được hành vi xấu "ghét cha mẹ" được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con cái lớn lên khi không còn phàn nàn vô lý về cha mẹ nữa.