3. Đau vùng rốn
Ký sinh trùng kích thích tình trạng viêm ruột, thường gây đau bụng. Khi có quá nhiều ký sinh trùng cũng có thể gây tắc ruột.
Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và thậm chí gây viêm ruột thừa. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại lâu dài thậm chí có thể gây suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa.
- Hâm nóng kỹ thức ăn
Hầu hết các ký sinh trùng không chịu được nhiệt độ cao. Nấu ở nhiệt độ cao cho đến khi chín hoàn toàn có thể ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng một cách hiệu quả. Khi ăn thức ăn sống từ cá, mù tạt, hành, tỏi, rượu... không thể tiêu diệt được ký sinh trùng.
Nên nấu chín thức ăn để tránh nhiễm ký sinh trùng (Ảnh: Health)
- Không uống nước thô hoặc nước bẩn, chẳng hạn như nước máy, nước sông, nước giếng...
- Nên để riêng nguyên liệu sống và chín
Thực phẩm sống và chín phải được để riêng dù được bảo quản hay cắt nhỏ để tránh lây nhiễm chéo. Ví dụ, dao, thớt, bát, đĩa dùng cho đồ sống với đồ chín phải được sử dụng riêng và không được trộn lẫn. Dụng cụ bảo quản thực phẩm tươi sống phải được làm sạch và khử trùng trước khi sử dụng.
- Chú ý vệ sinh cá nhân và vệ sinh thú cưng
Tay - miệng là một trong những con đường lây nhiễm của ký sinh trùng, vì vậy, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày để ngăn ngừa lây nhiễm.
Nếu nuôi thú cưng, bạn cần đưa chó mèo đến trạm phòng chống dịch để xét nghiệm thường xuyên. Kiểm tra miễn dịch hoặc tiêm phòng thường xuyên cho vật nuôi có thể làm giảm hoặc tránh sự sinh sản của ký sinh trùng bên trong và bên ngoài vật nuôi. Tắm cho thú cưng của bạn thường xuyên, đặc biệt là bàn chân, mắt và tai của nó. Cố gắng không để thú cưng sống trong phòng ngủ của con người hoặc ngủ trên giường của con người.
Nguồn: QQ, Healthline