Nhóm nghiên cứu đã phân tích yếu tố di truyền và sự tiến hóa của 15 con giun tròn (Oscheius tipulae) được thu thập từ vùng thảm họa Chernobyl và so sánh chúng với những loài tương tự sống ở các nơi khác, bao gồm Mỹ.
Kết quả cho thấy không một con giun nào có dấu hiệu tổn thương ADN do môi trường phóng xạ cao. Nhóm nghiên cứu cũng xác định các thế hệ sau của những con giun này không có tổn thương ADN dù sống ở các khu vực có mức độ phóng xạ khác nhau.
"Điều đó có nghĩa là loài giun này có khả năng chống chịu phóng xạ tốt, sống được ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt”, Tintori nói.
Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu được thu thập để tìm hiểu rõ hơn về cách con người có thể sửa chữa ADN và hiểu tại sao "một số người có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người khác", Tintori nói thêm.
Một nhược điểm của nghiên cứu là các nhà khoa học không thể biết những con giun ở trong khu vực Chernobyl đã phơi nhiễm với phóng xạ trong bao lâu.