Đau bụng là một trong những dấu hiệu nhiễm HP và của cả ung thư dạ dày (Ảnh minh họa từ Internet)
Cơ chế này đã được tìm thấy trong cuộc nghiên cứu dựa trên phôi ếch, dạ dày chuột và tế bào biểu mô dạ dày của người trong phòng thí nghiệm.
Cụ thể, chủng HP này đã làm gia tăng độ sâu của tuyến môn vị - là tuyến bài tiết tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng dạ dày - dẫn đến sự nhân lên quá mức hoặc bất thường của tế bào. Ngoài ra, nó cũng làm giảm lượng tế bào ruột biệt hóa, vốn quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, cùng một số tác động nhỏ lẻ khác.
Bài công bố đăng tải hôm 18-7 trên Science Signaling cho biết các yếu tố trên đủ để coi việc nhiễm HP là một yếu tố có thể thúc đẩy ung thư dạ dày.
Phát hiện này cho thấy sự cần thiết của việc điều trị tích cực khi nhiễm HP, một điều thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua... mà khá nhiều người trong cộng đồng mắc phải ít nhất một lần trong đời.
Bên cạnh đó, người khổ sở với HP cũng nên được tầm soát một cách chú trọng hơn đối với ung thư dạ dày.
Quan trọng nhất chắc chắn là phòng việc nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn khó trị này lây qua việc tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết tiêu hóa của người bệnh, ví dụ như dùng chung chén, đũa, các dụng cụ cá nhân... hoặc các tiếp xúc gần gũi khác.