Phát triển nguồn nhân lực: 'Nhúng' nhu cầu của doanh nghiệp vào đào tạo

28/01/2024, 16:06
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo chuyên gia, cần có cái nhìn đa chiều và khách quan về khoảng cách giữa nội dung đào tạo của nhà trường với thực tế doanh nghiệp.

“Nhúng” nhu cầu của doanh nghiệp vào đào tạo

- Ông lý giải ra sao về việc luôn có khoảng cách giữa nội dung đào tạo tại trường đại học và thực tế doanh nghiệp/đơn vị sử dụng lao động?

- Điều này có thể xảy ra tùy thuộc vào loại hình, triết lý đào tạo và định hướng của từng nhà trường. Ở trên đã chỉ ra một số lý do.

Có thể khắc phục nếu áp dụng một số loại hình giáo dục đại học theo hướng mở kiểu mới như: Đại học chia sẻ, sáng nghiệp, đối tác, “thuê bao”, thực nghiệm… Hoặc giải pháp là xây dựng, phát triển các chương trình kết nối, đan xen, tích hợp giữa đại học và doanh nghiệp; mạnh dạn “nhúng” các nhu cầu của doanh nghiệp vào chương trình đào tạo dưới dạng nhiệm vụ học tập, vấn đề nghiên cứu hay các dự án học thuật; xây dựng các startup hay spin-off trong nhà trường…

- Hợp tác đại học - doanh nghiệp có vai trò thế nào trong việc kéo gần khoảng cách này?

- Xin chia sẻ nội dung này từ thực tế triển khai tại Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội). Tinh thần vì sự tiến bộ và thành công của người học được thấm nhuần và lan tỏa đến tất cả thành viên nhà trường. Không chỉ có việc làm cho sinh viên mà còn hướng đến sự phát triển nghề nghiệp bền vững.

Đối với một số ngành, các khoa khá chủ động trong điều chỉnh, cập nhật nội dung, phương thức đào tạo sinh viên. Ví dụ, cho phép một số nội dung trong học phần được cập nhật, sinh viên có thể lựa chọn khóa học cập nhật trên MOOC (khóa học trực tuyến đại chúng mở), mời doanh nghiệp, cơ sở giáo dục cùng tham gia xây dựng phát triển chương trình và phối hợp đào tạo, thường xuyên tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp và cơ sở giáo dục (kể cả với nước ngoài), tích hợp nhiều nội dung thực tập rèn nghề trong quá trình đào tạo, tích hợp các chương trình nội dung làm việc tại doanh nghiệp từ mức độ tiếp cận đến trải nghiệm và thực tập nghề ngay từ năm thứ hai; tư vấn, cung cấp thông tin cập nhật về thực tế…

Sinh viên Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) trong tuần học đầu tiên năm học 2023 - 2024. Ảnh: Website nhà trường
Sinh viên Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) trong tuần học đầu tiên năm học 2023 - 2024. Ảnh: Website nhà trường

Bên cạnh tuyến nội dung mang tính bền vững lâu dài, các chương trình đào tạo cần được thiết kế thêm theo tỷ lệ phù hợp học phần định hướng rèn nghề, mang tính mở, cho phép sinh viên lựa chọn; tạo cơ chế cho các khoa chủ động kết nối, để sinh viên sớm nhúng vào môi trường làm việc thực tế.

Nhà trường đồng thời mở rộng ký kết hợp tác mời doanh nghiệp, cơ sở thực tế cùng tham gia đào tạo, đặt hàng, giám sát đảm bảo chất lượng đào tạo. Xây dựng cơ chế đặt hàng cho doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện song hành chương trình đào tạo và bồi dưỡng nâng cao định hướng thực hành, trải nghiệm. Xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tham gia đầu tư, hỗ trợ đào tạo trên cơ sở đảm bảo quy định của pháp luật, hài hòa lợi ích các bên…

- Theo ông, giải pháp nào để khắc phục những khó khăn trong hợp tác nhà trường - doanh nghiệp?

- Có mấy điểm thách thức chính trong giai đoạn hiện nay: Khoảng trống kênh giao tiếp hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp, chậm trễ về đổi mới nội dung và phương thức đào tạo cũng như quy trình, phương thức chuyển giao kết quả, sản phẩm học thuật, sự cộng hưởng trong phát triển lợi ích 2 bên và xã hội. Mặc dù Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định 60/2021 của Chính phủ ban hành đã “cởi trói” nhiều thứ nhưng những mô hình kết hợp hiệu quả còn hạn chế.

Các nhà trường nên thúc đẩy mô hình đối tác mở (chính thức và phi chính thức ở các cấp độ khác nhau) với doanh nghiệp; tăng cường chia sẻ nguồn lực, tạo sự kết nối chặt chẽ, chia sẻ về cơ sở dữ liệu, quy trình và phương thức chuyển giao các sản phẩm, kết quả cũng như nguồn lực giữa các bên vì lợi ích chung.

- Xin cảm ơn ông!

Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã mở khá nhiều ngành đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và nhu cầu thực tế trong nhà trường hiện nay, như: Tư vấn tâm lý, Công nghệ giáo dục, Quản trị chất lượng, Quản trị nhà trường, Khoa học giáo dục… Tỷ lệ tốt nghiệp có việc làm ngay sau tốt nghiệp khoảng 80 - 90%. Có những ngành, doanh nghiệp đến dự lễ tốt nghiệp, trao bằng và tuyển dụng luôn; thậm chí tuyển dụng trong quá trình sinh viên học năm thứ ba…- TS Tôn Quang Cường

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-nhung-nhu-cau-cua-doanh-nghiep-vao-dao-tao-post670134.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-nhung-nhu-cau-cua-doanh-nghiep-vao-dao-tao-post670134.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển nguồn nhân lực: 'Nhúng' nhu cầu của doanh nghiệp vào đào tạo