Sau khi nghe giải thích từ giáo viên, người mẹ thậm chí vẫn không hề... hạ hoả.
Giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong nhiều gia đình ngày nay. Không ít ông bố bà mẹ sau giờ tan làm đều ngồi vào bàn cùng con mỗi tối, kèm cặp sát sao. Ở bậc Tiểu học ngày nay, có khá nhiều bài toán mẹo, bài toán khó, đề bài lắt léo khiến phụ huynh "toát mồ hôi". Như câu chuyện của một người phụ nữ mới đây đã nhận được sự quan tâm của CĐM.
Cụ thể, chị đã đăng tải bài toán của con trai lên mạng với sự bức xúc. Đề bài là 9 + 9 : 3, đáp án mà con trai chị đưa ra là 12. Thế nhưng đáp án bị cô giáo gạch chép kèm lời phê về nhà xem lại kiến thức.
Bài toán gây tranh cãi.
Nhận bài kiểm tra của con, người phụ nữ không khỏi "nóng mặt". Chị lập tức đi tìm tòi kiến thức trên mạng, trong SGK và đi hỏi một số phụ huynh khác để tìm câu trả lời. Mọi người đều đồng tình với kết quả 12, không hiểu vì sao giáo viên lại cho rằng sai.
Cuối cùng, người phụ nữ đã tới tận lớp con, gặp cô giáo trao đổi. Chị bức xúc: "Trước đây thời tôi học, phép toán được giải theo thứ tự nhân chia trước, cộng trừ sai. Thời nay học đã có sự thay đổi sao?".
Cô giáo khuyên phụ huynh nên bình tĩnh, rồi nhẹ nhàng phân tích: "Trong Toán học, phép chia và phép chia có dư hoàn toàn khác nhau. Chương trình học đang đến phép chia có dư. Vì vậy, trước đề bài này, bé phải lập phép tính 9 + (3 : 9) = 9 + 1/3".
Trước câu trả lời của giáo viên, người phụ nữ càng thêm "nóng mặt", bức xúc, không hài lòng. Chị nghĩ rằng với một đứa trẻ Tiểu học, đây là đề bài quá lắt léo, không phù hợp. Ngay cả người lớn còn gặp khó khăn, huống chi nói đến một đứa trẻ. Chị cho rằng cô giáo nên đưa ra yêu cầu và hướng làm rõ ràng, không nên đánh đố trẻ như vậy.
Câu chuyện nhận về nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình với quan điểm của người mẹ nhưng cũng không ít người dành lời khen cho cô giáo. Họ cho rằng để tránh kiến thức Toán học khô khan thì nên có những đề bài thú vị, sáng tạo. Điều này giúp học sinh chủ động tư duy, duy trì sự hứng thú trong học tập.
(Ảnh minh hoạ)
Ngày nay, nhiều phụ huynh rất coi trọng kết quả học tập của con mình. Một số phụ huynh thậm chí còn yêu cầu nghiêm khắc con mới vào mẫu giáo hoặc tiểu học phải đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi. Điều này vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con.
1. Áp lực tâm lý của trẻ sẽ quá lớn
Khi cha mẹ đặt nặng điểm số sẽ vô thức so sánh với con người khác, kiểu hành vi so sánh này cũng sẽ làm tăng thêm áp lực tâm lý cho trẻ.
2. Trẻ em dễ bị lo lắng hơn
Nhiều trẻ cảm thấy mệt mỏi khi học tập. Thực tế, đó là do cha mẹ đặt quá nhiều áp lực tâm lý lên con cái. Trẻ không thể đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ và sẽ hình thành cảm giác mất tự tin, thậm chí có thể khiến một số trẻ có thái độ chống đối nhiều hơn. Vì vậy, để tránh tình trạng này, các các bậc phụ huynh nên tránh áp lực về mặt điểm số cho con.