Trọng lượng của cặp sách có liên quan đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị, trọng lượng cặp sách của học sinh tiểu học và trung học cơ sở không nên vượt quá 10% trọng lượng cơ thể bé.
Điều gì sẽ xảy ra với trẻ khi mang trọng lượng vượt quá giới hạn? Dưới đây là những ảnh hưởng tạm thời và lâu dài của việc mang cặp sách nặng với sức khỏe của trẻ:
- Đeo cặp nặng có thể gây đau lưng, cổ và vai kèm theo ngứa ran và yếu tay. Mệt mỏi và sớm phát triển tư thế kém.
- Sự căng thẳng trên cổ và vai dẫn tới đau đầu.
- Những chiếc cặp quá nặng không chỉ gây cong vẹo cột sống, gù, mà còn ảnh hưởng tới phát triển chiều cao của trẻ.
- Giảm khả năng thở do phổi bị áp lực bởi tư thế cúi gập hoặc vẹo sang bên.
- Đau lưng và co thắt cơ.
Ảnh minh họa
Cha mẹ có thể hướng tới những cách như sau để giúp trẻ giải quyết vấn đề chiếc cặp quá nặng:
- Chọn cặp chất lượng tốt, giúp bảo vệ cột sống, chống gù. Cha mẹ lưu ý không dùng cặp một bên vai khiến cơ thể của con có nguy cơ lệch trọng tâm.
- Hạn chế mang sách vở về nhà, tránh việc trẻ phải mang đi, mang về mỗi ngày. Cha mẹ cũng nên tối ưu các thứ học sinh tiểu học nên mang theo trong ba lô. Phụ huynh có thể theo dõi thời khóa biểu và hướng dẫn con mang theo sách của môn học cho ngày hôm đó, tránh tình trạng mang hết cả bộ sách.
- Phụ huynh nên khuyên con nhỏ tránh bỏ thêm đồ chơi hay các thứ không cần thiết vào ba lô mang tới lớp.
- Nhắc nhở con dọn dẹp cặp sách, ba lô thường xuyên, bởi sau một thời gian, các giấy vẽ, bút màu mà trẻ đã sử dụng sẽ tích ở bên trong.
Theo Sohu