Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030

26/09/2023, 18:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 7/1/2015.

Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An (sau đây gọi tắt là Khu kinh tế) có tổng diện tích tự nhiên là 13.080 ha, gồm một cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp và một cửa khẩu phụ Long Khốt.

Khu kinh tế có phía bắc giáp tỉnh Svâyriêng, Campuchia; phía nam giáp sông Vàm Cỏ Tây; phía đông giáp phần còn lại các xã Thạnh Trị và xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa; phía tây giáp xã Thái Trị, thị trấn Vĩnh Hưng và phần còn lại của xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng.

 Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Long An. (Ảnh: Báo Công Thương).

Khu kinh tế cửa khẩu Long An được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, động lực phát triển kinh tế của tiểu vùng phía tây tỉnh Long An; là đầu mối giao thông vùng TP HCM vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế...

Về quy mô dân số, Quy hoạch dự báo đến năm 2030, dân số Khu kinh tế đạt khoảng 105.000 người với dân số đô thị khoảng 70.000 người (tỷ lệ đô thị hóa là 66%).

Về quy mô đất xây dựng, đến năm 2030, nhu cầu sử dụng đất xây dựng tại Khu kinh tế là khoảng 2.016 ha, bao gồm: Đất xây dựng đô thị (khoảng 1.356 ha), đất xây dựng các khu công nghiệp tập trung (khoảng 425 ha), đất xây dựng các cụm công nghiệp (khoảng 51,5 ha), đất dự trữ phát triển công nghiệp (khoảng 85,4 ha), đất khu phi thuế quan (98,3 ha).

Quy hoạch cũng đưa ra cấu trúc phát triển không gian của Khu kinh tế. Cụ thể, Khu kinh tế được hình thành theo mô hình đô thị trung tâm Kiến Tường và hai hành lang đô thị (hành lang Kiến Tường - Bình Hiệp và hành lang Bình Hiệp - Vĩnh Bình) gắn với hai cửa khẩu dựa trên các tuyến Quốc lộ 62, quốc lộ N1 (Tỉnh lộ 831) và Tỉnh lộ 831C.

Cấu trúc lưu thông Khu kinh tế gồm có các trục giao thông bộ: Trục Quốc lộ 62; trục quốc lộ N1; tỉnh lộ 831C và các trục giao thông thủy: Sông Vàm Cỏ Tây, rạch Prồ, rạch Vàm Rồ, sông Long Khốt và các tuyến kênh dọc.

Các vùng phát triển gồm có: Các khu vực cửa khẩu gồm các khu quản lý kiểm soát cửa khẩu tại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp và cửa khẩu phụ Long Khốt, khu phi thuế quan tại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp; các đô thị gồm thị xã Kiến Tường, khu dân cư tập trung dọc Quốc lộ 62 đến cửa khẩu Bình Hiệp, khu dân cư tập trung cửa khẩu Long Khốt, khu dân cư tập trung phía nam quốc lộ N1 xã Bình Hiệp;

Các khu vực dân cư nông thôn gồm các trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn; các vùng nông nghiệp, cảnh quan, không gian mở gồm các vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không gian du lịch sinh thái, không gian cây xanh cảnh quan và mạng lưới sông rạch.

XEM và TẢI VỀ Quyết định phê duyệt quy hoạch và các bản đồ trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030 ở dưới đây:

Quyết định Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030.

Bản vẽ định hướng phát triển không gian:

 (Ảnh chụp màn hình).

Phần 1. TẠI ĐÂY

Phần 2. TẠI ĐÂY

Phần 3. TẠI ĐÂY

Phần 4. TẠI ĐÂY

Phần 5. TẠI ĐÂY

Phần 6. TẠI ĐÂY

Bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất:

Phần 1. TẠI ĐÂY

Phần 2. TẠI ĐÂY

Phần 3. TẠI ĐÂY

Phần 4. TẠI ĐÂY

Phần 5. TẠI ĐÂY

Phần 6. TẠI ĐÂY

Bản vẽ Quy hoạch giao thông:

Phần 1. TẠI ĐÂY

Phần 2. TẠI ĐÂY

Phần 3. TẠI ĐÂY

Phần 4. TẠI ĐÂY

Phần 5. TẠI ĐÂY

Phần 6. TẠI ĐÂY

Bài liên quan
Điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM: Hướng đến đô thị toàn cầu
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060 với nhiều điểm nhấn mở ra không gian phát triển cho Thành phố, với mục tiêu TP HCM là trung tâm kinh tế, tài chính và dịch vụ của châu Á.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030