Văn hóa

Quy tắc ứng xử trong trường học: Nền tảng cho văn hóa học đường văn minh

Phạm Hoa 11/09/2024 15:05

(GDTĐ) - Trường học là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh, là nơi ươm mầm tri thức và bồi dưỡng đạo đức. Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, góp phần hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, quy tắc ứng xử trong trường học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là nền tảng cho văn hóa học đường văn minh, góp phần định hướng hành vi, cách ứng xử phù hợp của học sinh trong môi trường học tập.

Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:
Giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, học sinh phải: Lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.

Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.

Thể hiện sự thân thiện nhưng không ngang hàng. Không được nhạo lời nói, dáng dấp cử chỉ của thầy, cô giáo, của cán bộ công nhân viên hoặc của người khác.

Khi phạm lỗi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm.

Văn hóa ứng xử trong trường học: Góc nhìn cận cảnh - Ảnh 1.

Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh

Phải dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, trong sáng, thái độ vui vẻ hòa đồng, lịch sự. Không dùng ngôn ngữ thô tục, ẩn ý, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn bè và của người khác; không nói tục, chửi thề.

Không dùng lời lẽ đùa nghịch quá trớn, không nhạo lời nói hoặc dáng dấp của bạn để gây bực tức, bất bình cho bạn và có thể dẫn đến mất đoàn kết, xích mích, gây gỗ, đánh nhau.

Giao tiếp phải thể hiện sự khiêm tốn, tế nhị, có văn hóa, không khí hòa bình – thân thiện – ám áp, thể hiện đạo đức, phong cách người học sinh. Không khiêu khích, hách dịch, lên giọng “đàn anh, chị” hoặc bất kỳ biểu hiện nào thiếu văn hóa

Trong giao tiếp phải thể hiện tính trung thực, khoan dung, độ lượng, lòng nhân ái. Không phân biệt địa giới, chia rẽ học sinh xã này xã khác.

Mỗi học sinh đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, luôn luôn mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.

Văn hóa ứng xử học đường - xếp hạng học sinh như thế nào cho hợp lý? (15/10/2019)

Hành vi đạo đức ứng xử của người học sinh

Mỗi học sinh phải. Luôn luôn có ý thức phấn đấu, vươn lên về mọi mặt.

Biết vâng lời thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên và nghiêm chỉnh thực hiện nội quy, quy chế trường học.

Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, hòa đồng với tất cả bạn bè cùng lớp, cùng trường

Chấp hành nghiêm túc pháp luật, các quy định về trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông. Hiểu biết và tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Không che dấu khuyết điểm của bản thân, không bao che khuyết điểm cho bạn. Hưởng ứng và tích cực tham gia chống mọi hành vi tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025

Chú ý các hành vi học sinh không được làm:

Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác;

Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;

Đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;

Làm việc khác; nghe, trả lời bằng điện thoại di động; hút thuốc, uống rượu bia trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

Đánh bạc; vận chuyển, mang đến trường, tàng trữ, sử dụng ma túy, hung khí, vũ khí, chất nổ, chất độc; lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy; tham gia tệ nạn xã hội.

Một tiết học của học sinh lớp 9B, Trường THCS Trần Quốc Toản, TP Uông Bí.

Trang phục, tác phong người học sinh:

Thực hiện trang phục đúng quy định của nội quy nhà trường. Không mang áo, quần trái với quy định để đảm bảo việc việc học tập, sinh hoạt thuận tiện, giữ gìn nét đẹp và văn hóa riêng của nhà trường.

Không tô son, đánh phấn, sơn móng tay, móng chân, nhộm tóc khi đi học

Đầu tóc gọn gàng, nam sinh không để tóc dài quá quy định, không cắt trọc . Nữ sinh không cắt, chải đầu tóc theo mốt cầu kỳ, làm mất nét đẹp chân phương mái tóc người phụ nữ Việt Nam.

Cô và trò Trường Tiểu học Hạ Long 1 (huyện Vân Đồn) đọc sách ngoài sân trường.

Các hoạt động văn hóa¸ ứng xử khác trong nhà trường

Ứng xử vói môi trường: Làm cho môi trường trở nên sạch sẽ, thân thuộc, lành mạnh, đáng yêu.

Ứng xử với giao thông: Thể hiện ở sự hiểu biết về luật giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.

Ứng xử với công việc học tập: Thấy rõ trách nhiệm trong học tập, cố gắng nỗ lực hoàn thành, tạo thói quen tốt trong học tập.

Văn hóa ứng xử là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi học sinh nói riêng và trong môi trường trường học nói chung. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp rất có ích đối với sự phát triển và trưởng thành của học sinh. Điều đó không chỉ góp phần hạn chế những tệ nạn trong môi trường học đường, xã hội mà còn tăng cường khả năng ứng xử, giao tiếp có chuẩn mực, giúp học sinh được giáo dục toàn diện.

Bài liên quan
Siết chặt an ninh trường học đề phòng cả tình huống 'hi hữu'
Sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao cảnh giác, siết chặt an ninh trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy tắc ứng xử trong trường học: Nền tảng cho văn hóa học đường văn minh