Khu QLĐB II có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh hướng dẫn cụ thể loại biển báo cần lắp đặt bổ sung (biển báo chính và biển báo phụ nếu thấy cần thiết để phù hợp với việc điều tiết, phân luồng); cử người tham gia xác định vị trí đặt biển; kiểm tra đôn đốc trong quá trình thực hiện…
Hiện trường vụ tai nạn ngày 18/2 khiến 3 mẹ con chết thảm trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Cũng trong ngày 1/4, Cục CSGT Bộ Công an có văn bản trả lời đến Cục Đường bộ Việt Nam về việc tham gia ý kiến về phương án phân luồng giao thông Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Theo đó, Cục CSGT đề nghị phân luồng xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe đầu kéo, xe tải ≥ 3 trục không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Lý do, các phương tiện này có tiết diện lớn, trong khi mặt đường cao tốc hẹp, nhất là làn dừng xe khẩn cấp, khi các xe có tiết diện lớn gặp sự cố, dừng đỗ ở làn dừng xe khẩn cấp chiếm một phần của làn đường xe chạy gây mất an toàn giao thông và thực tế đã xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng có nguyên nhân từ vấn đề này.
Thừa Thiên Huế lo áp lực tai nạn giao thông khi phân luồng giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn xuống QL1A.
Cục CSGT cũng cho rằng, khi tổ chức phân luồng, ngoài việc bổ sung biển báo cấm và biển chỉ dẫn tại các nút giao ra, vào cao tốc, đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam bổ sung biển chỉ dẫn phân luồng từ xa trên tuyến QL1A (để tránh việc phương tiện phải quay đầu khi đã vào đầu đường cao tốc); chỉ đạo đơn vị trực tiếp quản lý đường cao tốc cử người phối hợp với lực lượng CSGT tổ chức chốt, hướng dẫn phương tiện không đi vào đường cao tốc theo đúng phương án phân luồng.