Ranh giới giữa bạo lực học đường và bạn bè "đùa cho vui" nằm ở đâu? Đáp án cảnh tỉnh tất cả mọi người

C, | 29/11/2023, 06:06
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Với kẻ bắt nạt, đó là trò đùa vui. Còn với nạn nhân, đó là cơn ác mộng.

Cả nhà trường, thầy cô trong câu chuyện đều có trách nhiệm về những tổn thương về thể xác lẫn tâm lý mà Tiểu Lệ đã phải chịu đựng. Khi em dám lên tiếng cho mình, đã không ai tin và cho rằng nữ sinh quá nhạy cảm nên làm quá vấn đề. Kết luận đây chỉ là "đùa" mà nhà trường đưa ra không phải là sự thật mà chỉ là sự che đậy nhằm biến vấn đề lớn mà họ phải giải quyết thành chuyện nhỏ.

Trên thực tế, chính vì nhà trường không đối mặt với nạn bạo lực học đường trong khuôn viên trường nên đã gián tiếp khuyến khích cậu bé thực hiện hành vi của mình. Nếu nhà trường có thể "điều tra" kỹ lưỡng nam sinh sớm hơn, hậu quả đã không nghiêm trọng đến vậy.

Đặc biệt sau khi truyền thông đưa tin, thay vì coi đó là lời cảnh cáo, người lớn vẫn cố gạt bỏ sự việc như một "trò đùa". Lý do được đưa ra là để bảo vệ sự riêng tư và tâm lý của trẻ em. Nhà trường lập luận nam sinh trong câu chuyện cũng chưa đủ tuổi vị thành niên, còn thiếu chín chắn và mức độ tổn hại gây ra chưa đến mức gây chấn thương lâu dài nên phải cần được giáo dục, hướng dẫn trong bình yên. Tuy nhiên, bảo vệ không có nghĩa là che chở. Chỉ khi nào kẻ bắt nạt dám dũng cảm đối mặt với vấn đề, thừa nhận hành vi sai trái của mình và biết bản thân có lỗi thì em mới có thể thực sự ăn năn và thay đổi. Nếu không, sau một thời gian bị khiển trách, tính cách hung hãn cũ có thể lại trở lại.

Ranh giới giữa bạo lực học đường và bạn bè đùa cho vui nằm ở đâu? Đáp án cảnh tỉnh tất cả mọi người - Ảnh 2.

Đâu là ranh giới giữa những trò “nghịch dại” và bạo lực học đường?

Trong thời đại bạo lực học đường hoành hành hiện nay, nếu chúng ta không để ý và có biện pháp ngăn chặn thích hợp thì chắc chắn vấn nạn sẽ không bao giờ được dập tắt. Nếu những cậu bạn cùng bàn như của Tiểu Lệ không bị lên án, không được giáo dục lại, nếu vẫn cứ coi đó là một "trò đùa" thì câu chuyện không chỉ dừng lại ở đoạn các nạn nhân có một tuổi trẻ ám ảnh. Trong tương lai, những đứa trẻ mang tâm lý lệch lạc vẫn sẽ tiếp tục "làm điều ác" và đây là một cái kết vô cùng đáng sợ.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/ranh-gioi-giua-bao-luc-hoc-duong-va-ban-be-dua-cho-vui-nam-o-dau-dap-an-canh-tinh-tat-ca-moi-nguoi-d290171.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/ranh-gioi-giua-bao-luc-hoc-duong-va-ban-be-dua-cho-vui-nam-o-dau-dap-an-canh-tinh-tat-ca-moi-nguoi-d290171.html
Bài liên quan
Cần có quy định bảo vệ nhà giáo, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ranh giới giữa bạo lực học đường và bạn bè "đùa cho vui" nằm ở đâu? Đáp án cảnh tỉnh tất cả mọi người