Sả chưng có chữa được tiểu đường?

29/01/2024, 09:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sả là dược diệu an toàn và nhiều công dụng, vậy sả chưng có chữa được tiểu đường không?

Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao, là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Sả có hai loại thường gặp.

Một loại có lá bé ngắn, thường trồng làm gia vị, lấy củ hành (phần sát rễ) nấu thịt chó; lá nấu làm thuốc xông giải cảm hay gội đầu. Loại này ít tinh dầu.

Loại thứ hai có lá to dài xanh mượt, được trồng ở một số nông trường, có hàm lượng tinh dầu cao hơn.

Sả là dược diệu an toàn và nhiều công dụng, vậy sả chưng có chữa được tiểu đường không? (Ảnh minh hoạ)

Sả là dược diệu an toàn và nhiều công dụng, vậy sả chưng có chữa được tiểu đường không? (Ảnh minh hoạ)

Sả được trồng bằng thân rễ ở bãi hoang, hai bên dọc đường, bờ mương, chân đê vào mùa xuân. Sau ba tháng bạn cần cắt lá, để lại chồi gốc, chưng cất lấy tinh dầu; sau đó tưới nước cho cây để mọc lớp non kế tiếp, cứ ba tháng cắt một lần, không phải trồng lại.

Chưng cất tinh dầu sả bằng cách kéo hơi nước từ nồi hơi, nguyên liệu xếp sát đáy nồi để tăng công suất nồi.

Trong Đông y, sả vị the, cay, tính ấm, tác dụng sát trùng, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu, chủ trị cảm cúm, sốt rét, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm đau.

NĐể chữa sốt rét, bạn cần lấy một nắm cỏ sả sắc nước uống. Dùng 6-8 tinh dầu sả giọt hòa nước ấm uống chữa nôn, tiêu chảy. Đây là dược liệu an toàn và nhiều công dụng.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh sả chữa được bệnh tiểu đường. Vì thế chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối không nên dùng sả để tự điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, hoặc dùng sả để thay cho các loại thuốc đã được kê đơn mà không có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, sả không phải loại dược liệu phù hợp với tất cả mọi người. Nếu đang uống thuốc lợi tiểu theo toa, nhịp tim thấp, có mức kali thấp hay đang mang thai thì tuyệt đối không nên dùng sả.

Một số người có thể bị dị ứng với sả cũng không nên sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng sả quá liều là chóng mặt, khô miệng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi.

Khi gặp các triệu chứng như phát ban, ngứa, khó thở, nhịp tim nhanh sau khi dùng sả cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để được xử lý.

LƯƠNG Y BÙI ĐẮC SÁNG(Hội Đông y Hà Nội)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sả chưng có chữa được tiểu đường?