Năm 17 tuổi, Lý Giai cảm thấy việc học thật nhàm chán nên đã xin vào làm tại xưởng sản xuất may cùng bố mẹ và trở thành nhân viên trẻ nhất của nhà máy. Bố mẹ cậu cũng đồng ý vì họ nghĩ dù sao đi học cũng tốn tiền, ra ngoài đi làm sớm cũng là điều tốt.
Công việc hàng ngày của cậu rất nhàm chán, cậu bị ép vào một căn phòng đầy nhiệt và thực hiện một công việc lặp đi lặp lại như một cái máy, rất đơn điệu và tẻ nhạt. Làm việc được một thời gian, Lý Giai nói với gia đình: “Trước đây con thấy việc học nhàm chán, nhưng không ngờ làm việc lại nhàm chán hơn”. Sau đó, Lý Giai nghỉ việc để tìm việc khác nhưng cuối cùng cậu lại quay về xưởng may vì không quen làm những công việc khác. Cứ như vậy, cuộc đời Lý Giai đã bị lấp đầy trong dây chuyền sản xuất quần áo.
02.
Có người cho rằng, thứ gọi là cuộc đấu tranh của cha mẹ không phải ở việc gia đình có bao nhiêu của cải mà là trình độ nuôi dạy con cái.
Lã Chi Hoa là cô gái sinh ra ở một vùng nông thôn xa xôi của Quý Châu, Trung Quốc. Trong làng, có rất nhiều đứa trẻ chưa học hết cấp 2 đã đi làm, rất ít học đến hết cấp 3. Cha cô là người duy nhất sẵn sàng tiết kiệm tiền để cho cô đi học, thậm chí còn đưa cô đi thăm các trường đại học ở các thành phố lớn.
Năm thứ 3 trung học cơ sở, cô được nhận vào trường trung học trọng điểm của thành phố với kết quả xuất sắc. Khi đó, nếu cô vào học tại một trường cấp 3 bình thường trong huyện, nhà trường sẽ cấp học bổng trị giá 10.000 NDT. Tuy nhiên, bố cô đã trực tiếp từ chối và quyết định cho cô được học ở một trường tốt dù phải bán mọi thứ trong nhà đi chăng nữa.
Cuối cùng, cô không chỉ được nhận vào Đại học trọng điểm như mong muốn mà còn có một công việc tốt tại thành phố lớn. Cô ấy nói nếu không có sự ủng hộ của bố, có lẽ cô chỉ mãi ở trong ngôi làng nhỏ trên núi ở Quý Châu cho đến hết đời.
Có thể nói, tầm nhìn của cha mẹ ở đâu thì cuộc sống của con cái sẽ bén rễ ở đó. Nếu cho con leo núi, chúng sẽ không bị xuống đáy thung lũng; nếu chỉ cho con nhìn thấy những ao nước tù thì chúng sẽ hiếm khi nuôi được khát khao ra biển lớn.
03
Nhà giáo dục nổi tiếng người Trung Quốc, Giả Dung Đào, từng giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường và vợ, trong khi ông chỉ chịu trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình. Kết quả là con trai ông chỉ có thành tích rất kém, còn tham gia nhiều cuộc đánh nhau tập thể và suýt bị đuổi khỏi trường. Tại sao lại như vậy?
Ảnh minh họa: Toutiao
Sau một thời gian xem xét, ông cảm thấy mấu chốt nằm ở chính mình nên đã quyết tâm thay đổi bản thân và đọc rất nhiều sách để tìm hiểu về giáo dục gia đình. Trong hai năm, ông đã đọc hơn 200 cuốn sách các loại, viết hơn 800.000 từ ghi chú đọc và kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời kiên trì đánh giá lời nói và việc làm của mình mỗi ngày.
Con trai ông nghiện game nhưng ông không còn la mắng hay đánh đập mà giúp con phát triển những sở thích khác. Khi con trai mắc lỗi, ông sẽ nhìn vấn đề từ góc độ của con trai và hướng dẫn con suy nghĩ.
Trong khi bản thân Giả Dung Đào đang nỗ lực để tiến bộ thì con của ông cũng đang âm thầm thay đổi. Đứa trẻ bắt đầu tiến bộ trong học tập và cuối cùng được nhận vào một trường đại học trọng điểm, hiện tại cậu đang nối bước cha và trở thành một chuyên gia giáo dục gia đình.
Bạn thấy đấy, chỉ khi tu dưỡng bản thân tốt thì chúng ta mới có đủ khả năng cho con cái mình một nền giáo dục tốt hơn. Mọi người đều nghĩ rằng giáo dục là cuộc đấu tranh trẻ em, nhưng thực tế nó cũng là cuộc đấu tranh của cha mẹ. Thành công trong giáo dục của con cái phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của cha mẹ cao đến mức nào.
(Theo Toutiao)