Tiến sĩ Alexander Forse từ Khoa Hóa học Yusuf Hamied của Trường Đại học Cambridge - người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi phát hiện, bằng cách này, chúng ta có thể thu giữ lượng CO2 gấp đôi so với trước đây. Quá trình sạc - xả của siêu tụ điện cần ít năng lượng hơn so với quá trình đốt nóng amin được sử dụng trong công nghiệp hiện nay”.
Siêu tụ điện tương tự pin sạc. Sự khác biệt chính là ở cách hai thiết bị lưu trữ điện tích. Pin sử dụng các phản ứng hóa học để lưu trữ và giải phóng điện tích. Trong khi đó, siêu tụ điện không dựa vào các phản ứng hóa học.
Thay vào đó, nó dựa vào sự chuyển động của các electron giữa các điện cực. Do đó, thiết bị mất nhiều thời gian hơn để phân hủy và có tuổi thọ cao hơn.
Đồng tác giả Grace Mapstone cho biết: “Siêu tụ điện không thể tích trữ nhiều điện năng như pin. Tuy nhiên, đối với việc thu giữ carbon, chúng tôi sẽ ưu tiên độ bền. Điều tuyệt vời nhất là vật liệu chế tạo siêu tụ điện rất rẻ và phong phú. Chúng tôi muốn sử dụng các vật liệu không gây hại cho môi trường”.
Tuy nhiên, siêu tụ điện này không hấp thụ CO2 một cách tự nhiên. Thiết bị cần được sạc để hút CO2 vào. Khi các điện cực tích điện, cực âm sẽ hút khí CO2 vào, đồng thời bỏ qua các khí thải khác như oxy, nitơ và nước. Nhờ đó, không gây ra biến đổi khí hậu. Với phương pháp này, siêu tụ điện vừa thu nhận carbon, vừa tích trữ năng lượng.