Học đường

Sinh viên chung tay hướng về vùng lũ

11/09/2024 16:53

Không chỉ những người trong tâm bão mất ngủ vì lũ lụt mà những sinh viên xa nhà cũng lo lắng, ngóng trông về gia đình và quê hương.

Hướng về vùng lũ

Mưa lũ lớn gây thiệt hại nặng nề, nhiều sinh viên quê vùng lũ đang sinh sống, học tập ở Hà Nội tất bật kêu gọi ủng hộ đồ ăn, thức uống và nhu yếu phẩm gửi đi những địa phương đang chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (YAGI).

Nguyễn Thị Lụa, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, em cùng các bạn đồng hương Tuyên Quang đã tổ chức kêu gọi mọi người quyên góp, ủng hộ bánh kẹo, mì tôm, quần áo để góp một phần nhỏ của mình vào giúp đỡ quê hương.

7613fca47c3bdb65822a.jpg
Thành viên của đội tình nguyện Keep VietNam Clean chủ yếu là các bạn sinh viên đang quyên góp đồ để ủng hộ.

Lụa tâm sự: “Chúng em là những sinh viên ở quê lên Hà Nội học tập nên điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng cố gắng giúp được người dân phần nào hay phần đó. Hy vọng những tình cảm của chúng em sẽ được các mạnh thường quân đồng hành, giúp đỡ để có thể trao tận tay cho những người dân vùng lũ”.

Được biết, sáng ngày 11/9 chuyến hàng cứu trợ của đoàn đã di chuyển đến thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Tương tự, Đặng Thị Giang hiện là sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội, quê ở Phú Thọ cũng là một trong số những sinh viên đứng ra kêu gọi hỗ trợ cho đồng bào miền Bắc. CLB “Keep Vietnam Clean” của Giang đã nhận được rất nhiều vật phẩm, tiền mặt để gửi về quê.

Giang cho hay, ban đầu phần lớn mọi người đều quyên góp quần áo, sau đó nhiều người ủng hộ cả mì tôm, nước, sữa và tiền mặt, đây là điều mà em và các bạn không ngờ tới.

sv.jpeg
CLB “Keep Vietnam Clean” đang phân loại quần áo để gửi đi.

Nữ sinh quê Phú Thọ chia sẻ: “Vốn dĩ mình chỉ định kêu gọi quyên góp một đợt nhưng sau đó mình nhận được sự gửi gắm của nhiều người, lại nhận thấy các tỉnh phía Bắc đang cần sự giúp đỡ nên mình quyết định làm thêm một đợt nữa. Là sinh viên nên mình không có nhiều tiền để ủng hộ, chỉ mong số hàng cứu trợ này sẽ ít nhiều an ủi được tinh thần và giúp đỡ bà con”.

Được biết, khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải khi hoạt động tình nguyện là thiếu xe cộ di chuyển. Dù gom đủ 1-2 tấn quần áo, đồ ăn, thức uống và thuốc men nhưng Giang vẫn phải đăng tải thông tin lên các hội nhóm để tìm xe tải tình nguyện chở hàng đến vùng lũ lụt.

Giang cho biết thêm: “Trong chiều 11/9, xe chúng em sẽ di chuyển đến thị trấn Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ để trao các nhu yếu phẩm tận tay cho người dân. Di chuyển bằng xe tải nên đoàn chỉ có một người đại diện đi cùng”.

Lo lắng từng giây, từng phút

Những ngày qua, tình hình lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hải Phòng,… đã gây ra thiệt hại lớn về người và của. Nhiều nơi bị chia cắt, trường học ngập nước phải đóng cửa,…

Đồng hồ đã điểm 6 giờ 30 sáng nhưng Nông Thị Ánh Nguyệt (xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn chưa chợp mắt vì lo cho bố mẹ ở quê nhà khi lũ tràn về.

Ánh Nguyệt cho biết: “Cả đêm 9/9 Ánh Nguyệt chỉ biết khóc. Em nhắn và gọi liên tục về nhà, không mong có thể nói chuyện, hỏi han tình hình mà chỉ mong ba mẹ đọc hay bấm một chữ ok thôi cũng yên tâm lắm rồi.

Mất liên lạc với gia đình hơn 1 ngày, mãi đến tối muộn 10/9, nữ sinh nhận được tin nhắn hồi âm của mẹ "ba mẹ không sao, nhưng nước sắp lên đến mái rồi. Con đừng nhắn gọi nhiều vì điện thoại sắp hết pin".

Vì lo lắng và suy nghĩ nhiều, nữ sinh không thể tập trung học, phải nhờ bạn xin nghỉ ốm và hứa với giáo viên sẽ làm bù bài tập.

Nguyệt cho biết thêm: “Đến sáng 11/9, em nhận được cuộc gọi của em gái, em mới nắm được thông tin bố mẹ vẫn đang mắc kẹt trong nhà. Lũ đổ về nhanh quá mà ở nhà chỉ có mỗi 2 người nên không kịp chuẩn bị lương thực và nước uống dự trữ. Cũng may, đội cứu hộ ở gần đó nên đã mang đồ ăn đến cho bố mẹ”,

Nói thêm về tình hình mưa lũ ở quê nhà, Ánh Nguyệt cho biết toàn xã gần như ngập trong nước. Các gia đình dự trữ đồ ăn thức uống cũng bị lũ cuối trôi.

“Lúc này đây, em chỉ mong nước mau rút, người dân quê em được an toàn, trận lũ năm nay quá đáng sợ và kinh hoàng”, Nguyệt nói.

Trong tình cảnh tương tự Nguyệt, Trần Minh Đức, sinh năm 2003 (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đứng ngồi không yên khi lũ tràn qua. Đức cho biết, em vừa lên Hà Nội để học tập được một tuần thì nghe tin lũ về.

Ngày 9/9, Đức còn liên lạc được với gia đình. Tuy nhiên, hai ngày này nước dâng đến cao, gia đình Đức phải di chuyển đến những ở nhờ những nhà cao quanh xóm để tránh lũ.

“Từ sáng này, em đã không liên lạc được với gia đình, không rõ mất sóng hay điện thoại hết pin. Bởi, làng em vẫn chưa có điện”, Đức lo lắng kể.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-chung-tay-huong-ve-vung-lu-post700397.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-chung-tay-huong-ve-vung-lu-post700397.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024
    một giờ trước Giáo dục
    Quỹ VinFuture vừa chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường…
  • Miệt mài 'gieo chữ' ở vùng cao Phú Mỡ
    một giờ trước Giáo dục
    Vùng núi cao thuộc thôn Phú Hải (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang ngày càng phát triển, đổi thay. Thế nhưng, bao năm qua có một điều không hề thay đổi ở ngôi trường của thôn, đó là sự miệt mài gieo con chữ và tình yêu thương của các thầy cô giáo dành cho học sinh dân tộc miền núi nơi đây. Có người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình âm thầm cống hiến cho những mầm non của núi rừng.
  • Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nhà giáo cần được tăng quyền chủ động, sáng tạo và được bảo vệ
    một giờ trước Giáo dục
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về những điểm nổi bật của dự thảo Luật Nhà giáo.
  • Tấm gương hết lòng vì học sinh thân yêu
    một giờ trước Giáo dục
    Trong 40 Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc khối Tiểu học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng, Cần Thơ vinh dự góp tên nhà giáo Đỗ Thị Ngọc Quý.
  • Khát vọng học chữ trên Cao nguyên đá
    1 giờ trước Giáo dục
    Khi mặt trời khuất sau núi đá, tiếng tập đọc chưa rõ chữ lại vang lên ở vùng núi đá Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên chung tay hướng về vùng lũ