Hỏa thần” M61. Ảnh: AP
Trong khi đó, Su-35 là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, hai động cơ, thế hệ 4++ do Tập đoàn máy bay quân sự Sukhoi phát triển dựa trên thiết kế Su-27 Flanker từ thời chiến tranh lạnh
Giữa những năm 2000, bằng các công nghệ tiên tiến, Sukhoi bắt đầu hiện đại hóa Su-35 thành thế hệ 4.5, theo đó, cải tiến về hình dáng bên ngoài để Su-35 có tầm hoạt động, khả năng mang vũ khí, kết cấu, khả năng tàng hình cao hơn; sử dụng động cơ thế hệ mới có lực đẩy và công suất mạnh hơn; các trang thiết bị điện tử hiện đại và mới hoàn toàn so với các dòng máy bay chiến đấu trước đó; và hỏa lực cực mạnh.
Với 8 tấn vũ khí được tích hợp, trong chiến đấu ngoài tầm nhìn, Su-35 có thể sử dụng tên lửa R-77 Vympel (định danh NATO AA-12 Adder) - tên lửa không đối không tầm trung, dẫn đường bằng radar, có tầm bắn đến 175km, tính năng tương đương với tên lửa AIM-120 của Mỹ.
Trong không chiến tầm gần, Su-35 sử dụng tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-73 Vympel (định danh NATO AA-11 Archer), có khả năng bắt mục tiêu bằng thiết bị cảm ứng gắn trên mũ bay phi công.
Tên lửa R-77 Vympel. Ảnh: RT
Bên cạnh đó, Su-35 trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35, một lần có thể theo dõi 4 tín hiệu hồng ngoại với các bước sóng ngắn khác nhau, khoảng cách dò tìm tối đa là 90km (phần đuôi mục tiêu) và 50km (phía trước mục tiêu) mà máy bay đối phương sẽ không thể dò thấy (do IRST hoạt động mà không phát ra nguồn tín hiệu nào), nhờ đó, nó có thể âm thầm bất ngờ công kích mục tiêu mà không cần bật radar dò tìm.
Hệ thống hồng ngoại dò báo động tên lửa với 6 cảm biến bố trí ở trước thân máy bay bao quát mọi góc độ, có thể phát hiện tên lửa phòng không vác vai, tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không trong phạm vi 10km, 30km, 50km, tương xứng. Hai cảm biến dò laser ở hai bên phần đầu của máy bay có thể phát hiện máy chiếu laser ở khoảng cách 30km.
Su-35 được đánh giá là có khả năng chiếm ưu thế trên không, vừa có khả năng làm chủ mặt đất, lại vừa có khả năng trở thành sát thủ của các chiến hạm đối phương.
Tạm kết luận
Các chuyên gia quân sự nhận định, Su-35 mang lại nhiều lợi thế về hiệu suất hơn so với tiêm kích F-16. Cụ thể, Su-35 có tốc độ nhanh hơn, tối đa đạt đến Mach 2,25, tầm hoạt động lớn hơn (hơn 3.600 km) và hệ thống radar mạnh hơn. Do sử dụng công nghệ vectơ lực đẩy vượt trội, nó có thể thực hiện những cú ngoặt cực chính xác. Su-35 được đánh giá là linh hoạt hơn F-16.
Tuy nhiên, F-16 cũng có những lợi thế riêng biệt. Loại chiến đấu cơ này nhẹ hơn hơn Su-35, phù hợp với các cuộc không chiến. Ngoài ra, F-16 cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn và dễ bảo trì hơn Su-35.
Theo các chuyên gia, kết quả của một cuộc đối đầu giữa F-16 và Su-35 không chỉ phụ thuộc vào tính năng của mỗi loại máy bay, mà còn phụ thuộc vào quá trình huấn luyện của phi công, hệ thống vũ khí đi kém, môi trường và địa hình nơi diễn ra cuộc chiến.
Tóm lại, những cuộc không chiến hiện đại khá phức tạp và thường kết hợp nhiều yếu tố khác ngoài khả năng hoạt động của máy bay.