Sơn La: Hạnh phúc khi “trường là nhà”

Mai Phương | 12/03/2022, 09:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chúng tôi luôn nghĩ: Ngôi trường chỉ có thể hạnh phúc khi nó thực sự trở thành ngôi nhà, còn đồng nghiệp phải là anh em ruột thịt”, cô Phùng Thị Hiền chia sẻ.

Học sinh trong giờ sinh hoạt ngoại khóa.

...đồng nghiệp là "ruột thịt"

Theo quan điểm của cô Hiền, khi đã xác định trường như ngôi nhà thì đồng nghiệp phải coi nhau như những người bạn, thậm chí là ruột thịt. Quan điểm trên được thông suốt nên tập thể nhà trường luôn dành nhiều sự quan tâm cho người bên cạnh. Họ luôn tạo không khi vui tươi, thoải mái khi làm việc.

Bởi thế, ở đây có 3 tiêu chí toàn trường đặt ra, và tất cả đã, đang và sẽ quyết tâm thực hiện, đó là: “An toàn – Yêu thương – Tôn trọng”. Cô cũng như trò đều phải hướng tới môi trường giáo dục an toàn. Ở đó có sự yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.

Cô Hiền chia sẻ thêm: “Đơn cử như với một số giáo viên mới vào nghề, các cô chưa có nhiều kinh nghiệm thì chúng tôi bố trí một người có chuyên môn vững dạy kèm. Quá trình làm việc, hai người sẽ bổ trợ cho nhau. Người mới sẽ học hỏi được kỹ năng sư phạm của người đi trước.

Trong những giờ thao giảng, Ban giám hiệu dự và góp ý thẳng thắn trên tinh thần xây dựng chứ không áp đặt chủ quan. Đồng thời thì chúng tôi cũng luôn sẵn sàng lắng nghe để tiếp thu, điều chỉnh khi cần thiết. Với tinh thần đó, mọi người đều cảm nhận được sự chân thành của nhau để tự khắc phục, sửa chữa và từng bước tiến bộ”, cô Hiền cho biết.

Trong công việc đã vậy, ngoài đời tư, họ cũng sẵn sàng sẻ chia những lúc đồng nghiệp gặp khó.

“Với những trường hợp đặc biệt như một số cô chồng công tác xa, đơn thân chăm sóc con nhỏ thì nhà trường cũng có những “ưu ái” nhất định. Ví dụ như việc tạo điều kiện cho họ có thời gian tối đa cho gia đình mỗi khi cha ốm, mẹ đau hoặc con trở bệnh. Bất kể là ai, mỗi khi có việc buồn, vui thì chúng tôi cũng đều có mặt để động viên, chia sẻ kịp thời chứ không nề hà và không phân biệt. Mọi người đều được đối xử bình đẳng”, cô Hiền bộc bạch.

Công tác ở ngôi trường này ngót nghét gần chục năm, cô Trang là người thấu hiểu tình cảm mà đồng nghiệp ở đây dành cho nhau.

“Với chúng tôi thì ai cũng đều có những giai đoạn thực sự vất vả. Đó là khi con ốm, mẹ đau hay như bố mẹ già yếu trở bệnh phải điều trị dài ngày... Những lúc đó thì nhà trường sẽ tạo điều kiện cho đi muộn và về sớm hơn chừng 30 phút để chăm lo gia đình, người thân. Công việc thì vẫn phải đảm đương, song đồng nghiệp mình lại sẵn sàng chia sẻ. Họ một mình gánh vác công việc của cả hai. Trong số chúng tôi có rất nhiều người xa quê nên họ đều đồng cảm và sẵn sàng chia sẻ. Cá nhân tôi cũng vậy!”, cô Trang nói.

“Như bản thân tôi đây! Năm trước có giai đoạn tôi là F2. Khi ấy ở đây có muốn thuê trọ cũng không có chỗ mà thuê. Nếu có thì phải đi xa, đắt đỏ, tốn kém. Ở nhà cách ly thì sợ ảnh hưởng đến người thân và người xung quanh. Thế rồi Ban Giám hiệu đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất ở trường để chúng tôi theo dõi sức khỏe. Lúc đó các cháu cũng nghỉ học. Khi ở trường, ngày nào cũng nhận được tin nhắn, cuộc gọi từ động nghiệp động viên tinh thần để yên tâm theo dõi. Với chúng tôi, đó thực sự là niềm vui và hạnh phúc!”, cô Trang vui vẻ nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/son-la-hanh-phuc-khi-truong-la-nha-WgoxtgPng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/son-la-hanh-phuc-khi-truong-la-nha-WgoxtgPng.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sơn La: Hạnh phúc khi “trường là nhà”