Sự thật đằng sau công việc mơ ước: Rất nhiều phi hành gia đã qua đời một cách đau lòng như thế này ngoài vũ trụ

Chi Chi, | 20/10/2023, 12:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để thực hiện những cuộc thám hiểm vũ trụ kỳ thú, con người đã phải hy sinh rất nhiều.

Trạm vũ trụ đầu tiên đậu trên bầu khí quyển Trái đất là Salyut 1 của Liên Xô, được phóng (không có người lái) vào ngày 19 tháng 4 năm 1971. Chỉ vài tháng sau, vào ngày 6 tháng 6, ba phi hành gia Soyuz 11 - Georgi Dobrovolski, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev - nhận nhiệm vụ tiếp cận Salyut 1 thành công. Sau khi lên tàu, họ đã sống 3 tuần ngoài Trái đất, lập kỷ lục mới về thời gian ở trong không gian lâu nhất lúc bấy giờ. 3 phi hành gia cũng thực hiện vô số thí nghiệm tập trung vào cách cơ thể con người đối phó với thời gian không trọng lượng kéo dài.

Sự thật đằng sau công việc mơ ước: Rất nhiều phi hành gia đã qua đời một cách đau lòng như thế này ngoài vũ trụ - Ảnh 3.

Các phi hành gia Georgi Dobrovolski (trái), Vladislav Volkov (giữa) và Viktor Patsayev (phải)

Vào ngày 29 tháng 6, các phi hành gia được đưa trở lại tàu vũ trụ Soyuz 11 và bắt đầu hạ cánh xuống Trái đất. Và đó là lúc bi kịch xảy ra.

Ở trên mặt đất, cách công tác để đón Soyuz 11 trở lại dường như diễn ra suôn sẻ. Con tàu vũ trụ dường như đã vượt qua bầu khí quyển một cách tốt đẹp và cuối cùng hạ cánh xuống Kazakhstan theo kế hoạch. Mãi cho đến khi đội cứu hộ mở cửa hầm, họ mới phát hiện cả 3 thành viên phi hành đoàn bên trong đều đã chết.

Sau khi phát hiện phi hành đoàn Soyuz 11 không phản hồi, đội y tế đã cố gắng hô hấp nhân tạo một cách vô ích.

Kerim Kerimov, chủ tịch Ủy ban Nhà nước kể lại: "Bên ngoài, không có thiệt hại gì cả. Đội cứu hộ gõ cửa bên cạnh nhưng không có phản hồi từ bên trong. Khi mở cửa sập, họ thấy cả ba người đàn ông nằm trên ghế dài, bất động, với những mảng màu xanh đậm trên mặt và những vệt máu từ mũi và tai. Cơ thể Dobrovolski vẫn còn ấm. Các bác sĩ đã hô hấp nhân tạo. Dựa vào báo cáo của chính họ, nguyên nhân cái chết là do ngạt thở".

Vụ tai nạn chết người được xác định là do van bị lỗi trên phương tiện hạ cánh của tàu vũ trụ bị bung ra trong quá trình tách khỏi mô-đun. Ở độ cao 168 km, sự kết hợp chết người giữa van rò rỉ và chân không của không gian nhanh chóng hút hết không khí ra khỏi cabin phi hành đoàn, làm giảm áp suất. Và vì van được giấu bên dưới ghế của các phi hành gia nên họ không thể khắc phục sự cố kịp thời.

Sự thật đằng sau công việc mơ ước: Rất nhiều phi hành gia đã qua đời một cách đau lòng như thế này ngoài vũ trụ - Ảnh 4.

Các phi hành gia đã tử vong sau khi thực hiện chiến tích

Do hậu quả trực tiếp của cái chết do giảm áp suất của phi hành đoàn Soyuz 11, Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang yêu cầu tất cả các phi hành gia phải mặc bộ đồ vũ trụ điều áp trong quá trình quay trở lại khí quyển - một thông lệ vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Sự cố này là sự cố duy nhất từng xảy ra bên ngoài bầu khí quyển Trái đất.

Nigel Packham cho biết hiện nay có khoảng 650 người đã bay vào vũ trụ và con số đó sẽ còn tăng nhanh do số lượng các chuyến bay vũ trụ thương mại ngày càng tăng. "Sẽ không bao giờ không có rủi ro. Đó là cái giá phải trả cần thiết để vào không gian", ông nói.

Nguồn: Live Science, Astronomy

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/su-that-dang-sau-cong-viec-mo-uoc-rat-nhieu-phi-hanh-gia-da-qua-doi-mot-cach-dau-long-nhu-the-nay-ngoai-vu-tru-d284258.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/su-that-dang-sau-cong-viec-mo-uoc-rat-nhieu-phi-hanh-gia-da-qua-doi-mot-cach-dau-long-nhu-the-nay-ngoai-vu-tru-d284258.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thật đằng sau công việc mơ ước: Rất nhiều phi hành gia đã qua đời một cách đau lòng như thế này ngoài vũ trụ