Thế rồi thị trường lao động cũng chẳng như ý muốn để sinh viên ra trường có thể làm đúng ngành.
"Hãy cố gắng kiếm việc đầu tiên đúng ngành nếu không muốn bị dồn vào những mảng chả liên quan gì đến kiến thức bạn học trên trường", anh Wolfe chia sẻ.
Theo giáo sư Joseph Fuller của trường đại học Harvard, sinh viên nên cố gắng tập trung 2-3 công việc làm khi mới ra trường của mình có liên quan đến một lĩnh vực thay vì mất phương hướng để rồi bị đánh giá thấp trong mắt nhà tuyển dụng.
Bằng chứng là một nửa số sinh viên ngành y vẫn không kiếm được việc làm đúng ngành sau 5 năm tốt nghiệp. Tương tự, các sinh viên ngành marketing, nhân sự có nguy cơ làm trái ngành cao gấp đôi so với mảng kế toán, tài chính vì thị trường việc làm không đơn giản.
Đe dọa từ AI
Tốn tiền học đại học để rồi chưa chắc đã theo đúng ngành là thế, nhiều sinh viên mới ra trường hiện nay còn phải đối mặt với nỗi lo từ trí thông minh nhân tạo (AI). Công nghệ mới này hiện đã thay thế được một số nhiệm vụ đơn giản vốn trước đây dùng để tuyển dụng sinh viên mới ra trường.
Hậu quả là cơ hội cho các bạn trẻ ngày một hẹp hơn.
Cô Marouna Ouadani, 24 tuổi, tốt nghiệp ngành quản trị du lịch đã từng làm nhân viên bán hàng cho công ty du lịch năm 2021. Thế nhưng biến động thị trường khiến cô phải chuyển sang làm marketing truyền thông, vốn chẳng liên quan gì đến kiến thức học trên trường.
"Thị trường lao động cho thấy chẳng quan trọng bạn có bằng gì, bất kỳ ai cũng có thể thay thế", cô Ouadani than thở.
Rõ ràng, sự phát triển của AI khiến tấm bằng đại học càng mất giá và có lẽ tác giả Robert Kiyosaki đã đúng khi trường lớp không phải con đường đảm bảo sự giàu có và hạnh phúc như nhiều người mong muốn.
"Khi tôi trả tiền cho bạn và bạn nhìn nhận mình là một người làm thuê, bạn đã sập 'bẫy' của cái nghèo. Khoảnh khắc bạn nhận lương, bộ não của bạn coi như đã chết", ông Kiyosaki chia sẻ.
*Nguồn: WSJ