Chiếm phần lớn tài sản của Sovico Group là các khoản phải thu ngắn hạn (59.405 tỷ đồng) và đầu tư tài chính dài hạn (58.026 tỷ đồng) vào các đơn vị thành viên và hàng tồn kho gần 20.000 tỷ đồng.
Về phía nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ gần 44 nghìn tỷ đồng lên mức gần 116 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng thêm 72 nghìn tỷ đồng nợ chỉ trong một năm). Trong đó, nợ ngắn hạn tăng vọt từ 9.722 tỷ đồng lên hơn 79.000 tỷ đồng. Nợ dài hạn của doanh nghiệp là hơn 36.838 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hơn 34.086 tỷ đồng của năm 2021.
Tiền và các khoản tương đương tiền (bao gồm giấy tờ có giá sẵn sàng để bán) cuối năm 2022 là 4.523 tỷ đồng.
Trái ngược với đà tăng mạnh về vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Sovico năm 2022 lại khá khiêm tốn. Theo đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 688 tỷ đồng, tăng trưởng 134%.
Trong kỳ chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên lần lượt 4.517 tỷ đồng, 119 tỷ đồng và hơn 528 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn hơn 673 tỷ đồng, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, trong kỳ khoản thu nhập khác của doanh nghiệp tăng hàng nghìn % khi từ hơn 2,2 tỷ đồng tăng lên mức hơn 2.676 tỷ đồng (không có thuyết minh cụ thể).
Nhờ khoản thu nhập tăng đột biến này giúp lợi nhuận trươc thuế doanh nghiệp ghi nhận đạt hơn 3.338 tỷ đông, tương đương mức tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, Sovico của nữ tỷ phú giàu nhất Việt Nam ghi nhận lãi ròng hơn 3.272 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với số lãi chỉ hơn 657 tỷ đồng của năm 2021.
Bên cạnh lợi nhuận sau thuế hợp nhất 3.272 tỷ đồng, Tập đoàn ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế từ nguồn cổ tức từ các khoản đầu tư được chia trong năm 2022 bao gồm gần 73 triệu cổ phiếu HDBank (tương đương 1.447 tỷ đồng vào ngày 20/9/2022) và hơn 8 triệu cổ phiếu Vietjet (tương đương 1.076 tỷ đồng vào ngày 31/5/2022). Theo đó, năm 2022, tổng thu nhập hợp nhất sau thuế, bao gồm cổ tức được chia bằng cổ phiếu đạt được 5.795 tỷ đồng.
Trong lần đầu công khai số liệu tài chính kinh doanh hàng năm, tập đoàn đa ngành của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo ngay lập tức đứng vào nhóm doanh nghiệp tư nhân có quy mô hoạt động hàng đầu trong nền kinh tế.
Theo đó, mức tổng tài sản gần 7 tỷ USD là tương đương với Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long hay Masan Group của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh. Các tập đoàn có quy mô tổng tài sản cao hơn Sovico trên sàn chứng khoán có Tập đoàn Bảo Việt, Novaland, Vinhomes và Vingroup.