Tạo đà cho phát triển bền vững

20/02/2024, 10:37
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh: Thành tựu giáo dục là bước tạo đà để phát triển bền vững.

- Việc huy động nguồn lực xã hội để hình thành quỹ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển nhanh chóng ở các địa phương trong cả nước, tạo nguồn lực quan trọng thực hiện nhiệm vụ do Nghị quyết 29-NQ/TW đề ra. Vấn đề xã hội hóa giáo dục thông qua liên kết, phối hợp, thúc đẩy sự học của người dân đã chứng minh tính đúng đắn chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng trong Nghị quyết 29-NQ/TW.

Cùng với các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động, phong trào thi đua trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được thực hiện đã thúc đẩy học sinh các cấp, người lớn, người về hưu, già... hăng say học tập theo phương châm: Học tập suốt đời, học để biết, học để làm, học để chung sống, học làm người. Điều này đặc biệt quan trọng khi Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến các yếu tố của nền kinh tế - xã hội nước ta.

Những giải thưởng “Nhân tài Đất Việt, Tự học thành tài”, học bổng “Học không bao giờ cùng” là động lực thúc đẩy toàn dân thi đua học tập. Những phong trào thi đua, giải thưởng, suất học bổng do Hội Khuyến học triển khai từ sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, tầng lớp nhân dân tạo được nguồn quỹ khuyến học hỗ trợ cơ sở dạy học, học sinh, người lớn học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong 10 năm qua.

- Để công tác khuyến học, khuyến tài và đổi mới giáo dục chất lượng, hiệu quả hơn nữa, Hội Khuyến học có đề xuất, kiến nghị gì?

- Tôi cho rằng cần có giải pháp liên thông giữa các cấp, bậc học; chủ trương phân luồng học sinh sau THCS... còn bất cập, chưa thật đồng bộ (từ khâu tuyên truyền, phối hợp giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp, gia đình…); cần có sự phối hợp liên ngành trong thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội trong việc tham gia thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW (trong đó có công tác khuyến học, khuyến tài của Hội Khuyến họcViệt Nam).

Công tác quản lý Nhà nước với hệ thống giáo dục quốc dân phải có tổng kết, đánh giá liên ngành, hội thảo khoa học cấp chuyên gia... để đưa ra/đề xuất định hướng chiến lược cho vấn đề “gốc rễ của đổi mới giáo dục”.

Sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GD-ĐT (Luật, Nghị định) thực hiện trong quá trình đổi mới giáo dục; hiện tại có Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục nghề nghiệp... còn thiếu Luật Nhà giáo, Luật GD/học tập suốt đời mà Chỉ thị 14/CT-CP, Quyết định 1373/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ... đã giao nhiệm vụ.

“Xây dựng nền giáo dục mở” cần được định hướng cụ thể bằng Chiến lược phát triển, Luật Giáo dục suốt đời chính là nền tảng pháp lý cho nền giáo dục mở. Cần đưa nội dung này vào đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp tiếp theo khi tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.

Phải có sự quan tâm xây dựng chiến lược, chính sách, đề án, chương trình để có kế hoạch đầu tư trọng điểm cho đào tạo đội ngũ giáo viên trong khối các trường sư phạm.

Việc này lâu nay chưa được quan tâm đúng mức, các trường sư phạm vẫn phải loay hoay “tự chủ một phần” như các khối ngành, trường khác. Có đánh giá sâu sắc, đầy đủ hơn cả trong chỉ đạo, triển khai chính sách, đầu tư cho giáo dục, thực hiện quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu.

- Xin cảm ơn ông!

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tao-da-cho-phat-trien-ben-vung-post670605.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tao-da-cho-phat-trien-ben-vung-post670605.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tạo đà cho phát triển bền vững