Nếu trẻ chống lại việc đi trị liệu, hãy nói chuyện với chuyên gia tâm lý hoặc với người giáo viên mà con bạn tin tưởng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn với chuyện này. Có thể trẻ sẽ sẵn sàng trị liệu hơn khi có những người lớn khác mà trẻ tin tưởng cũng ủng hộ trẻ đi trị liệu.
Trò chuyện với trẻ về quá trình trị liệu sẽ diễn ra như thế nào cũng sẽ giúp làm sáng tỏ suy nghĩ của trẻ. Nếu trẻ lo lắng về việc nhập viện hoặc bị ép uống thuốc, hãy trao đổi với chuyên gia về những băn khoăn này của trẻ để giúp các chuyên gia có chiến lược tiếp cận trẻ tốt hơn.
Giảm thiểu thời gian để trẻ một mình
Hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc gia đình để trẻ cảm thấy được ủng hộ hơn. Tuy nhiên, vẫn cần tôn trọng không gian riêng tư và những lúc trẻ muốn ở một mình.
Hãy nhớ rằng trầm cảm là một căn bệnh. Nếu trẻ bị cúm, trẻ sẽ cần được nghỉ ngơi, không làm việc nhà và nghỉ học. Tuy nhiên bệnh trầm cảm vẫn có thể rút hết năng lượng của trẻ và khiến trẻ không thể tham gia được vào các hoạt động thông thường. Trẻ có thể cảm thấy:
Khuyến khích trẻ làm những việc vừa sức và thường xuyên nhắc nhở trẻ thay vì chỉ trích trẻ. Cố gắng không tạo thêm căng thẳng cho trẻ bằng các câu nói kiểu như: “ Sắp hết hạn nộp đơn đăng ký vào đại học rồi đấy” hoặc “Con không cần ôn thi cuối kỳ à?”. Nhiều khả năng trẻ vốn đã rất áp lực về những vấn đề này rồi và thậm chí trẻ sẽ tự nhận lỗi về mình khi những vấn đề trên gặp khó khăn.
Thay vào đó, hãy cho trẻ lựa chọn một vài việc nhà trẻ có thể làm và tìm cách giúp trẻ hoàn thành những công việc dang dở một cách có kế hoạch hơn.
Ví dụ, nếu ở trường trẻ đang có một dự án, một bài tập nhóm, bạn có thể:
Tạo ra thay đổi của cả gia đình
Các thay đổi về lối sống có thể có rất nhiều lợi ích cho các triệu chứng trầm cảm. Những thay đổi có thể bao gồm:
Phối hợp thêm những thay đổi này vào thói quen hàng ngày của gia đình bạn có thể sẽ giúp cải thiện sức khoẻ chung của mọi người. Ngoài ra, những thói quen mới này cũng sẽ giúp tăng thời gian tương tác giữa mọi người trong gia đình, giúp trẻ được kết nối nhiều hơn.
Một số hoạt động bạn có thể cân nhắc:
Khuyến khích các mối quan hệ tích cực
Duy trì các tình bạn quan trọng có thể giúp trẻ cảm thấy được kết nối hơn khi trẻ gặp các vấn đề trong cuộc sống. Hãy cân nhắc việc cho trẻ “phá luật” một lần. Ví dụ, nếu bạn thường không cho trẻ ngủ qua đêm ở nhà bạn hoặc đi chơi buổi tối, bạn có thể cho phép trẻ làm một vài lần cho đến khi các triệu chứng của trẻ được cải thiện. Bạn cũng có thể ra điều kiện với trẻ: làm xong bài tập hoặc giúp mẹ làm bữa tối thì trẻ sẽ được sang nhà bạn ngủ.
Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ thử các hoạt động sở thích mới, như chơi guitar, học vẽ hoặc chơi một môn thể thao. Làm từ thiện hoặc các hoạt động thiện nguyện khác cũng có thể giúp trẻ giảm thấy bớt trầm cảm.
Kết luận
Bạn là người biết rõ con mình hơn ai hết, vì vậy bạn có thể biết được khi nào có điều gì đó không ổn. Nếu trẻ thường xuyên có vẻ thấp thỏm hoặc cáu kỉnh, hãy nói chuyện với trẻ về việc tìm kiếm sự trợ giúp trong việc điều trị bệnh trầm cảm.
Trên hết, đừng quên nhấn mạnh rằng bạn luôn đứng về phía trẻ và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để nhận được sự ủng hộ của trẻ. Trẻ có thể sẽ từ chối, nhưng nếu trẻ đang lắng nghe thì lời nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự tử
Viện y học ứng dụng Việt Nam
Theo Healthline