Tháo gỡ khó khăn khi phân loại dạng tật ở trẻ em khuyết tật

04/08/2023, 12:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sáng 4/8, tại Bộ GD&ĐT đã diễn ra Hội thảo xây dựng giải pháp đánh giá, phân loại dạng tật để giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

"Trẻ khuyết tật đang được can thiệp, hỗ trợ và học tập trong các cơ sở giáo dục chủ yếu dựa vào đánh giá theo hồ sơ y tế và bằng quan sát, nhận định của cha mẹ trẻ và kinh nghiệm của giáo viên. Các công cụ sàng lọc/ phát hiện ban đầu, công cụ đánh giá sâu để can thiệp còn hạn chế về số lượng, chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập", TS Nguyễn Văn Hưng nói.

Tháo gỡ khó khăn khi phân loại dạng tật ở trẻ em khuyết tật ảnh 4

Ông Hứa Minh Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Vĩnh Long cho biết, toàn tỉnh có hơn 1.500 học sinh khuyết tật đi học ở các trường mầm non, phổ thông.

Những ý kiến góp ý quan trọng

Cô Trịnh Thị Lệ Thu - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) cho hay, với học sinh khuyết tật, trường đang phân loại dạng tật dựa vào Giấy xác nhận tình trạng bệnh tật do cơ sở y tế cấp, giấy xác nhận khuyết tật do UBND xã/phường cấp để xếp lớp cho phù hợp. Tuy nhiên, giáo viên chưa có nhiều cơ hội để tập huấn các công cụ đánh giá. Điều này gây khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ.

Tháo gỡ khó khăn khi phân loại dạng tật ở trẻ em khuyết tật ảnh 5
Cô Trịnh Thị Lệ Thu chia sẻ một số khó khăn tại trường khi dạy trẻ khuyết tật.

PGS.TS Nguyễn Đức Minh - Chuyên gia về giáo dục học sinh khuyết tật, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam nêu quan điểm, cần cụ thể hóa được khái niệm về "dạng tật khác"; càng rõ ràng thì càng có nhiều chế độ chính sách. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ngành y tế và giáo dục.

Tháo gỡ khó khăn khi phân loại dạng tật ở trẻ em khuyết tật ảnh 6

PGS.TS Nguyễn Xuân Hải nêu một số ý kiến góp ý tại hội thảo.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hải - Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, nếu đủ điều kiện nên Việt hóa một số bộ công cụ có tính chất chuyên biệt cho trẻ khuyết tật. Từ đó cung cấp cho các nhà trường để thống nhất sử dụng trong đánh giá học sinh khuyết tật. Giáo viên giáo dục đặc biệt cần có vị trí việc làm chính thức trong các trường mầm non và phổ thông.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao những ý kiến góp ý từ các đại biểu tham dự. Sự phối hợp giữa đội ngũ nhân viên y tế với giáo viên trong đánh giá trẻ khuyết tật là vô cùng quan trọng và cần chặt chẽ hơn nữa. Đây sẽ là cơ sở bước đầu để các phòng ban chuyên môn sẽ tổng hợp, báo cáo và đưa vào văn bản đề nghị gửi tới lãnh đạo Bộ GD&ĐT cùng với Bộ Y tế.

"Hội thảo ngày hôm nay là một diễn đàn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định các giải pháp, đề xuất chính sách, thực hiện tăng cường tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật có hiệu quả và thành công hơn nữa. Tôi mong muốn trong thời gian tới, cả Bộ Y tế, Bộ Lao động, thương binh & Xã hội sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ GD&ĐT để nâng cao hiệu quả trong giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật...", Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh thêm.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/thao-go-kho-khan-khi-phan-loai-dang-tat-o-tre-em-khuyet-tat-post649357.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/thao-go-kho-khan-khi-phan-loai-dang-tat-o-tre-em-khuyet-tat-post649357.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháo gỡ khó khăn khi phân loại dạng tật ở trẻ em khuyết tật