Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển giáo dục Tây Nguyên

Dung Nguyễn | 24/03/2023, 10:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sáng 24/3, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hệ thống trường lớp được củng cố

Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển giáo dục Tây Nguyên ảnh 3
Quang cảnh Hội nghị.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây nguyên thì khu vực gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông. Trong những năm qua, hệ thống mạng lưới trường lớp học được củng cố và phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Theo số liệu thống kê, năm học 2021 - 2022, toàn vùng Tây nguyên có 3.984 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng đã chủ động thực hiện quy hoạch mạng lưới trường phổ thông dân tộc nội trú nhằm đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo nhân lực người dân tộc thiểu số.

Đến nay, về cơ bản toàn vùng Tây Nguyên đã đạt mục tiêu xóa mù chữ, 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. Bên cạnh đó, 40% đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 và 74,2% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 cùng với 94% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển giáo dục Tây Nguyên ảnh 4
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT tham dự Hội nghị.

Trong những năm qua, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học khu vực Tây Nguyên tiếp tục được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Không những thế, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, phát triển cả về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Bên cạnh những thuận lợi, ngành Giáo dục vùng Tây Nguyên cũng gặp không ít khó khăn về quy hoạch mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ nhu cầu…

Nhằm phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập. Bên cạnh đó đa dạng hóa mô hình giáo dục và phương thức học tập. Trong đó ưu tiên củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/thao-luan-chia-se-kinh-nghiem-de-phat-trien-giao-duc-tay-nguyen-post631434.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/thao-luan-chia-se-kinh-nghiem-de-phat-trien-giao-duc-tay-nguyen-post631434.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển giáo dục Tây Nguyên