Thay đổi tư duy trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp

16/01/2025 21:59

Đội ngũ nhà khoa học nông nghiệp cần tích cực "ra ruộng, về làng" hơn nữa, về với bà con nông dân để cùng lan tỏa giá trị sâu rộng của khoa học – công nghệ khắp làng quê.

Thay đổi tư duy trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp- Ảnh 1.
Toàn cảnh tọa đàm "Nghiên cứu khoa học: Đổi mới tư duy, sáng tạo để bứt phá" nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết 57/NQ-TW - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 16/1, Bộ NN&PTNT tổ chức tọa đàm "Nghiên cứu khoa học: Đổi mới tư duy, sáng tạo để bứt phá" nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết 57/NQ-TW của Bộ Chính trị về đầu tư, thúc đẩy khoa học công nghệ.

Tại tọa đàm, GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đề xuất xem xét trao nhiều quyền hơn để các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có thể chủ động trong triển khai các dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

"Bên cạnh ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp, các cơ quan, tổ chức cần mở rộng hợp tác công - tư, tạo ra sự liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu.

Thời gian tới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam sẽ tập trung phát triển công nghệ gen để tạo ra giống cây rừng mới năng suất cao, chống chịu tốt các điều kiện biến đổi khí hậu. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhân giống cây rừng và đầu tư máy móc, trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen quý", GS.TS Hải thông tin.

Hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết 57, GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam xác định 4 nội dung trọng tâm cần thực hiện. Cụ thể, tiếp tục rà soát và tổ chức lại bộ máy theo tinh thần của Nghị định 19; tăng cường giải pháp khai thác nguồn lực đầu tư; thay đổi năng lực quản trị trong các đơn vị và tập trung quản trị các sản phẩm khoa học và công nghệ để đảm bảo chất lượng và khả năng ứng dụng của các sản phẩm nghiên cứu trong thực tiễn.

"Để thực hiện những nội dung trên, các cơ quan, tổ chức cần bố trí công việc hợp lý, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phát huy tối đa năng lực của mình. Nếu công việc chưa được thực hiện tốt, cần phải xem xét lại và có sự điều chỉnh hợp lý. Chỉ những cá nhân làm việc không hiệu quả mới cần phải rời đi, như vậy mới đảm bảo một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả", GS.TS Sơn nói.

Hiện nay, tỉ lệ chế biến nông sản ở Việt Nam còn thấp, chỉ khoảng 12%, trong khi thiệt hại sau thu hoạch lại rất cao, đặc biệt trong ngành trồng rau quả và thủy sản (từ 20-30%). Để giải quyết vấn đề này, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, đề xuất nâng cao trình độ nhân lực thông qua công tác đào tạo sau đại học gắn liền với nghiên cứu cơ bản.

Lấy ví dụ về ngành thủy sản PGS.TS Tuấn nói :"Mặc dù công nghệ bảo quản thủy sản đã đạt được một số thành công, nhưng áp dụng trên quy mô lớn vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời phát triển các nhà sơ chế phục vụ nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. Trong lĩnh vực chế biến, không chỉ chú trọng vào chế biến chính phẩm mà ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phế phẩm thành chính phẩm".

Thay đổi tư duy trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp- Ảnh 2.
Cần kết nối kết nối cộng tác viên là các giảng viên, sinh viên các trường đại học khắp cả nước, các cán bộ, công chức ngành nông nghiệp, du học sinh đang học tập tại nước ngoài cho khoa học nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT, KHCN đã được áp dụng mạnh mẽ trong ngành thủy sản, tạo ra nhiều con giống mới chất lượng cao như giống tôm sú, tôm chân trắng và cá biển.

Hiện nay, ngành thủy sản còn thiếu nguồn lực tham gia nghiên cứu khoa học trình độ cao, chưa được đào tạo bài bản, vì vậy, các viện, trường cần xem xét, cử nhân lực đi đào tạo nâng cao trình độ. Thời gian tới, các nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu KHCN cần thay đổi tư duy, sẵn sàng mở lòng để liên kết, hợp tác cùng phát triển. Bên cạnh đó, xây dựng nhóm nghiên cứu sâu, phát triển thương hiệu cho nhóm nghiên cứu nói riêng và Viện nói chung.

Chia sẻ tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: "Một công nghệ dù phức tạp đến đâu cũng chỉ có giá trị khi nó được ứng dụng vào thực tế, khi nó giúp người dân trồng được cây, nuôi được con và nâng cao đời sống của họ".

Do đó, cần cách tiếp cận mới hơn, mở hơn về nguồn lực tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

"Chúng ta có thể nghĩ đến mạng lưới kết nối cộng tác viên là các giảng viên, sinh viên các trường đại học khắp cả nước, các cán bộ, công chức ngành nông nghiệp, du học sinh đang học tập tại nước ngoài", Bộ trưởng gợi mở.

Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng thúc giục đội ngũ nhà khoa học nông nghiệp cần tích cực "ra ruộng, về làng" hơn nữa, về với bà con nông dân để cùng lan tỏa giá trị sâu rộng của khoa học – công nghệ khắp làng quê, nông thôn.

Khi đó, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu được đào tạo, trui rèn bài bản có thể giúp những "nhà khoa học chân đất" chuẩn hóa, hiệu chỉnh, hoàn thiện từng lời giải cho thực tiễn canh tác, sản xuất, thương mại trong nông nghiệp.


Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/thay-doi-tu-duy-trong-nghien-cuu-khoa-hoc-nong-nghiep-102250116214358037.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/thay-doi-tu-duy-trong-nghien-cuu-khoa-hoc-nong-nghiep-102250116214358037.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Sẽ xếp lại bảng lương, chế độ phụ cấp với nhà giáo
    10 phút trước Chính sách giáo dục
    Sáng 11/7, tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Quốc hội đã quy định "lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Quốc hội đồng thời giao Chính phủ quy định về chính sách tiền lương giáo viên.
  • Lựa chọn môn học - tương lai của học sinh
    2 phút trước Giáo dục
    Qua 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông, có thể thấy, việc lựa chọn các môn học tự chọn, bên cạnh những môn học bắt buộc có ý nghĩa lớn, liên quan trực tiếp đến lộ trình học tập, việc xét tuyển đại học và tương lai của mỗi học sinh. Thực tế đó được các trường trung học phổ thông của Hà Nội nắm bắt và đây cũng là nội dung chính, xuyên suốt tại các buổi tư vấn, gặp gỡ, hướng dẫn phụ huynh học sinh lựa chọn môn học, tổ hợp môn học trước thềm lớp 10 năm học mới 2025-2026.
  • Trường ĐH Trà Vinh xếp 29 trong top 400 của WURI Ranking 2025
    3 phút trước Giáo dục
    (GDTĐ) - Ngày 11/7, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) công bố thành tích nổi bật khi tiếp tục thăng hạng trong bảng xếp hạng World Universities with Real Impact (WURI) năm 2025, đứng ở vị trí 29 trong Top 400 trường đại học có ảnh hưởng toàn cầu.
  • Trường Đại học Cửu Long khai giảng đào tạo Chuyên khoa cấp I sau đại học cho 154 học viên
    3 phút trước Giáo dục
    (GDTĐ) - Ngày 11/7, Trường Đại học Cửu Long long trọng tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo Chuyên khoa cấp I sau đại học năm 2025 với sự tham gia của 154 học viên trúng tuyển ở ba chuyên ngành: Điều dưỡng, Dược lý và Dược lâm sàng, Kỹ thuật y học chuyên ngành Xét nghiệm.
  • Đảm bảo cơ sở, chất lượng giáo dục nơi có số học sinh lớn nhất cả nước
    4 phút trước Giáo dục
    Với khoảng 2,6 triệu học sinh, hơn 3.500 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, TP Hồ Chí Minh (mới) là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước.
Đừng bỏ lỡ
  • Ông Phan Văn Mãi: Giáo dục phổ thông không phải chỉ học chữ mà phải xây dựng một thế hệ vươn mình
    6 phút trước Giáo dục
    Ông Phan Văn Mãi cho rằng giáo dục phổ thông không phải chỉ học chữ, kỹ năng, mà cần chuẩn bị tâm thế, xây dựng một thế hệ vươn mình.
  • Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp, tăng tính liên thông
    7 phút trước Chính sách giáo dục
    Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đang được hoàn thiện với nhiều điểm mới nổi bật, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thúc đẩy liên thông dựa trên phương thức đào tạo. Nhiều nhà giáo tại các trường cao đẳng nghề cho rằng những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội lớn, đồng thời đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi các trường cần chủ động đổi mới cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.
  • Cẩn trọng khi chọn ngành “hot”: Hiểu đúng, chọn đúng để thành công
    15 phút trước Tuyển sinh - du học
    (GDTĐ) - Trong mùa tuyển sinh đại học 2025, nhiều ngành học mới ra đời và được đánh giá là “hot” bởi tính thời sự và khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cao trong tương lai. Tuy nhiên, việc chọn ngành học không chỉ nên dựa trên độ “nóng” của ngành, mà còn cần dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về bản thân, xu hướng nghề nghiệp và khả năng thích nghi với chương trình đào tạo.
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu, đề xuất cấm học sinh sử dụng điện thoại ở trường
    7 phút trước Chính sách giáo dục
    Mới đây, lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giao Phòng Học sinh, sinh viên nghiên cứu tham mưu phương án đề xuất cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ ra chơi và trong hoạt động giáo dục tại trường (trừ trường hợp được giáo viên bộ môn cho phép để thực hiện nhiệm vụ phục vụ trong giờ học). Đồng thời, các bộ phận chuyên môn phải xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động thể dục, thể thao để học sinh gắn kết và rèn luyện trong giờ ra chơi.
  • Du học mất sức hút tại Trung Quốc
    10 phút trước Giáo dục bốn phương
    Trung Quốc, từng là thị trường tuyển sinh dồi dào của các trường đại học quốc tế, đang đối mặt với bước ngoặt lớn.
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thay đổi tư duy trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp