Thi thử, chất lượng thật

Hiếu Nguyễn | 07/04/2022, 10:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thi thử tốt nghiệp THPT ngày càng phổ biến, được tổ chức bài bản tại các nhà trường, địa phương.

Nhờ đó những năm vừa qua, tỷ lệ tốt nghiệp tốt nghiệp THPT của nhà trường luôn cao hơn mặt bằng chung toàn tỉnh và toàn quốc. Năm 2021, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của trường là 100%, tỷ lệ tổ hợp các môn xét điểm đại học đạt 97%” - thầy Hoàng Minh chia sẻ.

Học sinh sẽ được rèn luyện về tâm lý, kiến thức ở các kỳ thi thử. Ảnh minh họa: Thế Đại

Từ mục tiêu để có cách tổ chức phù hợp

Theo nhận định của ông Nguyễn Vinh San, Trưởng Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, hoạt động tổ chức các kỳ thi thử đại học trước đây và thi thử tốt nghiệp/khảo sát chất lượng hiện nay cho học sinh lớp 12 không mới. Các trường THPT luôn tìm giải pháp khác nhau để hỗ trợ cho học sinh của mình có được kết quả học tập tốt và đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Tuy nhiên, mức độ và cách thức thực hiện ở các trường và địa phương không giống nhau. Có nơi thì tổ chức thành một kỳ thi cấp trường, có nơi tổ chức lồng ghép thông qua các đợt thi học kỳ, kiểm tra thường xuyên.

Việc tổ chức kỳ thi thử có cần thiết hay không, theo ông Nguyễn Vinh San, phụ thuộc vào điều kiện thực tế ở mỗi trường học và địa phương. Để tổ chức kỳ thi thử hiệu quả, trước hết cần xác định mục tiêu của kỳ thi này là gì, từ đó sẽ có cách thức và các công tác chuẩn bị phù hợp.

Chia sẻ quan điểm cá nhân, ông Nguyễn Vinh San cho rằng: Trước hết, việc tổ chức thi thử nhằm mục đích khảo sát chất lượng học sinh. Để đạt được mục tiêu khảo sát chất lượng học sinh, nhà trường cần chú ý đến khâu ra đề thi. Đề thi, câu hỏi thi cần được chuẩn hóa để đánh giá đúng chất lượng người học. Kết quả kỳ thi cần được sử dụng vào mục đích đánh giá học sinh, điều này giúp các em tham gia kỳ thi một cách nghiêm túc.

Công tác tổ chức kỳ thi cũng cần phải nghiêm túc, bài bản. Thứ hai, kỳ thi nhằm mục đích cho học sinh rèn luyện tâm lý phòng thi hoặc làm quen với cách thi, dạng bài thi. Với mục đích này thì việc tổ chức các kỳ thi sẽ nhẹ nhàng hơn. Và có thể giao cho giáo viên bộ môn chủ động tổ chức.

“Với mục đích nào thì điều quan trọng nhất là việc nhà trường phải tổng kết đánh giá kết quả của kỳ thi, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong quá trình dạy và học khi học sinh còn trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn có những khuyến cáo cần thiết về năng lực cũng như các vấn đề cần điều chỉnh cho học sinh. Từ đó sĩ tử điều chỉnh quá trình học tập trước khi bước vào kỳ thi chính thức để đạt hiệu quả tốt nhất” - ông Nguyễn Vinh San cho hay.

“Quan trọng nhất khi tổ chức thi thử là công tác ra đề thi và khâu coi thi” - nhấn mạnh điều này, theo thầy Hoàng Minh, đề thi bám sát đề tốt nghiệp THPT hằng năm và đề tham khảo của Bộ GD&ĐT, đồng thời tăng câu hỏi khó hơn 10%. Bên cạnh đó, coi thi là khâu rất quan trọng. Trường tổ chức biên chế theo thứ tự a, b, c của tất cả học sinh khối 12, bố trí 2 giáo viên/phòng thi. Các phòng đều có camera quan sát và cán bộ giám sát là các tổ trưởng, lãnh đạo nhà trường để tạo không khí nghiêm túc trong quá trình tổ chức.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thi-thu-chat-luong-that-DlWNEZ87R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thi-thu-chat-luong-that-DlWNEZ87R.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thi thử, chất lượng thật