Thị trường BĐS Trung Quốc vẫn khó khăn: Người dân không dám mua nhà, khủng hoảng có thể trở nên ‘mãn tính’

Theo Vũ Anh | 18/08/2023, 10:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thời điểm kinh tế bấp bênh khiến rất nhiều người trì hoãn kế hoạch mua nhà.

Thị trường BĐS Trung Quốc vẫn khó khăn: Người dân không dám mua nhà, khủng hoảng có thể trở nên ‘mãn tính’ - Ảnh 2.

Các nhà hoạch định đã nới lỏng các chính sách bất động sản kể từ cuối năm 2022. Hồi cuối tháng 7 năm nay, Bắc Kinh cũng công bố một loạt các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế tư nhân và khuyến khích tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến lo ngại rằng các chính sách này có thể không đủ mạnh để thúc đẩy sự phục hồi đáng kể.

Yu Qian, một giáo viên tiếng Anh, cùng chồng chuyển đến Trịnh Châu để tìm kiếm Gia đình nhỏ quyết định không mua nhà vào lúc này và chỉ thuê một căn hộ nhỏ với giá 2.100 nhân dân tệ (290 USD) một tháng.

“Chúng tôi cũng đang cân nhắc mua một căn hộ ở Trịnh Châu, nhưng cuối cùng lại nghĩ rằng giá bất động sản rất có thể sẽ giảm vào năm tới. Tính thanh khoản của thị trường cũng kém hơn nhiều so với trước đây”, Yu nói. “Bạn bè mua nhà trong vài năm qua đều hối hận về quyết định này”.

Cai Fang, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã cảnh báo những rủi ro xuất phát từ việc mất niềm tin vào tiêu dùng. Tình trạng này có thể trở thành “mãn tính” nếu không sớm được khắc phục.

Dĩ nhiên, vẫn có những người tiêu dùng lạc quan và Lin Suzhen - người đàn ông làm nghề tự do là một ví dụ.

“Tôi sẽ không cắt giảm ngân sách tiêu dùng của mình. Du lịch nước ngoài không dễ dàng, vì vậy tôi đi du lịch trong nước. Nếu Bắc Kinh có thể nới lỏng các hạn chế về biển số ô tô, tôi sẽ không ngần ngại chi 400.000 nhân dân tệ để mua một chiếc”, Liu nói.

Theo Cai Fang, kích thích tiêu dùng dân cư là mục tiêu “cấp bách nhất”. Ông cho biết chính phủ nên cho phép những lao động nhập cư ở nông thôn trở thành cư dân có hộ khẩu thành thị để giải phóng nhu cầu mới.

Năm 2019, ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết nhà ở chiếm gần 70% tài sản các hộ gia đình thành thị ở Trung Quốc. Eli Mai, giám đốc kinh doanh một công ty nước ngoài tại Quảng Châu, đã chứng kiến giá trị hai căn hộ của mình tăng từ 3,8 triệu nhân dân tệ từ năm 2016 lên 6,4 triệu nhân dân tệ vào năm 2017. Chúng đạt đỉnh 8 triệu nhân dân tệ vào năm 2021 và hiện có giá dưới 7 triệu nhân dân tệ.

 “Không ai biết nền kinh tế sẽ ra sao trong tương lai. Trong những trường hợp như vậy… bạn không nên đầu tư một cách hấp tấp”, ông Mai nói. “Hầu hết những người có nhà ở thời điểm hiện tại đều cảm thấy rằng tài sản của mình mất giá đáng kể. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế và mức độ chi tiêu”.

Li Wei, freelancer ở Thâm Quyến, phải trả 18.000 nhân dân tệ mỗi tháng cho ba căn hộ được mua vào cuối những năm 2010.

“Trả khoản vay thế chấp bây giờ là một gánh nặng lớn đối với tôi”, người phụ nữ 34 tuổi có con nhỏ nói, đồng thời cho biết mình còn bị chậm trả lương.

“Công ty sản xuất trì hoãn thanh toán cho các nhà quảng cáo. Những người như chúng tôi gặp hạn”, Wei nói.

Theo: SCMP, The New York Times

Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/thi-truong-bds-trung-quoc-van-kho-khan-nguoi-dan-khong-dam-mua-nha-khung-hoang-co-the-tro-nen-man-tinh-37161.html
Copy Link
https://markettimes.vn/thi-truong-bds-trung-quoc-van-kho-khan-nguoi-dan-khong-dam-mua-nha-khung-hoang-co-the-tro-nen-man-tinh-37161.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thị trường BĐS Trung Quốc vẫn khó khăn: Người dân không dám mua nhà, khủng hoảng có thể trở nên ‘mãn tính’