Thiếu nước sinh hoạt, thầy cô leo núi lấy nước suối nấu ăn cho học sinh
•02/05/2025 22:37
Do thiếu nước sinh hoạt, thầy cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trung Lý (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) phải leo núi, lấy nước suối về cho học sinh sinh hoạt.
Hàng ngày, sau giờ học, em Giàng Thị Dung cùng các bạn học sinh lớp 9C, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trung Lý, phải đi bộ hơn 300m ra suối Sao Lư để vệ sinh cá nhân và giặt quần áo.
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã kéo dài từ sau Tết, khiến các thầy giáo phải nhiều lần leo lên núi Pù Luốc để đắp bờ chắn, dẫn nước suối về cho học sinh sử dụng. Tuy nhiên, nguồn nước yếu chỉ đủ phục vụ việc nấu ăn bán trú, đánh răng và rửa mặt, còn việc tắm giặt, học sinh phải ra suối.
Các thầy giáo phải leo đến núi Pù Luốc để đắp bờ lấy nước về cho học sinh sinh hoạt (Ảnh: Hạnh Linh).
"Đường ra suối xa, nhiều đoạn trơn trượt, em rất sợ. Em mong nhà trường được đầu tư giếng khoan để mỗi mùa khô đến, chúng em có nước sinh hoạt tại trường, các thầy cô cũng đỡ vất vả", em Dung chia sẻ.
Theo thầy Nguyễn Duy Thủy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trung Lý, hiện nhà trường có 429 học sinh và 17 thầy cô giáo sinh hoạt tại khu bán trú.
Tuy nhiên, trường chưa có công trình cấp nước chủ động mà hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên từ núi Pù Luốc. Nước từ suối Luốc được dẫn về ký túc xá thông qua hệ thống ống nhựa nối đến bể chứa trong trường.
Thiếu nước sinh hoạt, hơn 400 học sinh "liều mình" ra suối tắm (Ảnh: Hạnh Linh).
Vào mùa khô, nguồn nước tự nhiên cạn kiệt, nhà trường thường xuyên phải cử thầy cô leo lên đỉnh núi Pù Luốc để đắp bờ chắn, dẫn nước về cho học sinh sử dụng. Tuy nhiên, lượng nước từ suối chảy về rất ít, chỉ đủ phục vụ nấu ăn bán trú, đánh răng và rửa mặt hằng ngày. Việc tắm giặt của học sinh đều phải thực hiện tại suối Sao Lư, cách trường hơn 300m.
Thầy Thủy lo lắng: "Học sinh ra suối tắm gây nhiều bất cập cho công tác quản lý bán trú. Các em lớp 6, 7 còn nhỏ, khi ra suối tắm, thầy cô không thể quản lý hết được, dễ dẫn đến nguy cơ đuối nước".
Thầy Thủy buồn khi nước suối chảy về chậm, không đủ phục vụ sinh hoạt cho học sinh (Ảnh: Hạnh Linh).
Ông cũng cho biết nước ở suối Luốc và suối Sao Lư không hợp vệ sinh, nhưng nhà trường vẫn buộc phải sử dụng do chưa có nguồn thay thế.
"Để chủ động nguồn nước sinh hoạt, nhiều năm qua, nhà trường đã đề xuất phương án khoan giếng lấy nước ngầm. Tuy nhiên, chi phí đầu tư khoan một giếng rất cao, lên tới hơn 100 triệu đồng. Với số lượng học sinh hiện tại, nhà trường cần ít nhất 3 giếng khoan nhưng lại không có kinh phí", thầy Thủy chia sẻ.
Ngày 25/2, UBND huyện Mường Lát phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xử lý sạt lở phía sau công trình nhà ở bán trú học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Trung Lý.
Dự kiến tổng mức đầu tư không quá 19,6 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách huyện.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Báo Giáo dục và Thời đại trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII:
Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Quyết định số 1621/QĐ-SGDĐT phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026.
Chiều 18/7, tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị tuyên dương học sinh đạt thủ khoa toàn quốc khối A00 trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 nhằm kịp thời động viên và lan tỏa tinh thần hiếu học của học sinh đạt thành tích xuất sắc.
Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng và Ban Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức các chương trình giáo dục trải nghiệm “Không chạm màn hình cùng Cảnh sát cơ động”.
Mong muốn vươn tầm thế giới của toán học Việt Nam không chỉ dừng lại ở mục tiêu dẫn đầu, mà còn cần hướng tới những đỉnh cao danh giá như giải thưởng Fields, Nobel.
Chiều 18/7, Trung ương thảo luận tiêu chuẩn, cơ cấu và phân bổ đại biểu dự Đại hội 14, cùng phương hướng nhân sự và các dự thảo văn kiện trình đại hội.
Trong hai ngày 17–18/7, Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025–2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cao về vai trò dẫn dắt, đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học.
Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng và Ban Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức các chương trình giáo dục trải nghiệm “Không chạm màn hình cùng Cảnh sát cơ động”.
Nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2025. Mức điểm sàn theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT có xu hướng giảm so với năm trước, dao động phổ biến từ 15 đến 24 điểm tùy ngành và trường, trong đó nhiều ngành công nghệ, kỹ thuật ghi nhận mức giảm từ 1 - 7 điểm.