Khu kinh tế mới sẽ được định hướng triển khai khu thương mại tự do, được ưu tiên phát triển các dự án khu, cụm công nghiệp, trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế, các đô thị dọc theo tuyến đường bộ ven biển.
Ngày 18/1, lãnh đạo UBND thành phố, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (CPCG), Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Nội.
Theo biên bản ghi nhớ, các bên liên quan thống nhất cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai nghiên cứu tập trung vào hai dự án gồm cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc. Hai dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 85.000 tỷ đồng.
Ngày 17/1, lãnh đạo tỉnh đã chủ trì điều hành Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII.
Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thảo luận kỹ lưỡng và biểu quyết thông qua Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Trung tâm cảng biển – đô thị Đầm Môn (phân khu 3), xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh quy mô khoảng 8.276 ha và Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Khu đô thị du lịch Cổ Mã – Tu Bông (phân khu 8), huyện Vạn Ninh quy mô khoảng 6.631 ha.
Theo VnExpress, vành đai 4 dài 200 km đi qua 5 tỉnh, thành được đề xuất gộp thành 1-2 dự án lớn theo hợp đồng BOT, nhằm đồng bộ, dễ kêu gọi đầu tư thay vì chia làm nhiều dự án nhỏ.
Phương án trên vừa được UBND TP HCM đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải và những địa phương liên quan tại buổi làm việc về các dự án trọng điểm ở phía Nam mới đây.
Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường, tuyến chính vành đai 4 dự kiến đầu tư theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), nếu tách thành nhiều dự án sẽ khó thực hiện đồng bộ. Do vậy, có thể gom thành 1-2 dự án và giao một địa phương điều phối chung.