ĐHQG Hà Nội cũng công bố danh mục hơn 40 hướng nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn được ưu tiên như sau: Khoa học công nghệ thông tin và tính toán, gồm khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, toán học, kỹ thuật điện, khoa học và kỹ thuật máy tính, công nghệ AI.
Lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu và năng lượng gồm: Kỹ thuật điện tử, vật lý chất rắn, khoa học vật liệu, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật cơ/điện tử, robot và thiết bị chăm sóc sức khỏe, vật liệu y sinh, công nghệ chẩn đoán hình ảnh y khoa, chip và vi mạch, bán dẫn.
Lĩnh vực khoa học và công nghệ sự sống gồm: Phân tích thuốc, hóa học các hợp chất thiên nhiên, sinh học phân tử/sinh hóa, nghiên cứu thuốc tự nhiên, khoa học sức khỏe, khoa học thực phẩm, công nghệ enzyme và protein, kỹ thuật xử lý, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật nông nghiệp, nông nghiệp số.
Lĩnh vực khoa học và công nghệ trái đất và môi trường gồm: Lượng giá tài nguyên thiên nhiên giám sát, cảnh báo và bảo vệ môi trường, dự báo thiên tai, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu.
Lĩnh vực khoa học quản trị và kinh tế gồm: Quản lý/kinh tế, kinh tế lượng, nghiên cứu đổi mới sáng tạo, kỹ thuật công nghiệp.
Lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi gồm: Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế đương đại, bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng-an ninh, tư vấn chính sách, quan hệ khu vực và quốc tế, vị thế của Việt Nam.
Lĩnh vực khoa học nhân văn và nghệ thuật gồm: Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, hội nhập văn hóa thế giới, khai thác, phát huy tiềm năng du lịch, tư vấn phát triển, khoa học sáng tạo...
Ngoài ra ĐHQG Hà Nội cũng để mở các lĩnh vực khoa học khác theo đề xuất của nhà khoa học.