Để đưa vào hoạt động, nhà trường đã mời đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế về kiểm tra. Sở đánh giá bể bơi đạt an toàn. Từ đó, nhà trường đã tiến hành việc dạy bơi, đi đôi là xin tài trợ từ các trung tâm cộng đồng cho học sinh phao bơi, kính bơi…
Nhiều học sinh đã biết bơi từ “bể bơi” dã chiến này. |
“Phao cứu sinh” ngăn học sinh đuối nước
Và thế là những ngày hè đã diễn ra rôm rả trong tiếng nói, cười, la hét của học sinh khối 4, 5 khi được học bơi. Thầy, cô giáo dạy bơi cũng được huy động từ “nguồn” có sẵn trong trường là các giáo viên dạy thể dục, mỹ thuật có kỹ thuật bơi tốt. Hơn 100 học sinh bước đầu đã được dạy động tác môn bơi sấp ngửa.
Các em đã tập khá thuần thục động tác bơi như đạp tay, chân; phối hợp tay chân dưới nước; thở ra dưới nước, ngoi đầu lên mặt nước hít không khí. Nhiều bạn bè đến xem, cổ vũ tạo nên không khí hết sức sôi nổi.
Học sinh bơi giỏi còn được hướng dẫn cứu bạn khi gặp đuối nước. Thầy cô dạy bơi đặt ra tình huống khi đi chơi sông nước, không may có bạn đuối nước, bạn trên bờ phải biết tri hô cứu giúp, đôi vật nổi, cành cây nổi xuống nước cho bạn và khuyên người ở dưới nước bình tĩnh gắng bám vào vật nổi, đồng thời gọi người trên bờ chạy đi tìm người lớn đến cứu. Điều quan trọng nhất là tuyệt đối không được nhảy xuống nước cứu bạn nếu không biết bơi.
Cứ đầu buổi nhà trường bơm nước vào dạy bơi; cuối buổi bao cát lấy ra trả bể xả lại cho người dân. Ngày qua ngày, nhiều học sinh đã biết bơi từ “bể bơi” này. Một số học sinh các trường gần đó kéo qua xem thấy hay quá nên cũng đăng ký học
Hiệu trưởng Trần Thanh Hải tâm huyết cho biết: “Trường mong muốn qua việc dạy bơi từ bể bơi dã chiến tận dụng này sẽ giúp cho nhiều em biết bơi. Đây là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm phát triển năng lực các em, nhất là học sinh vùng sông nước có được kỹ năng bơi đối phó với các trường hợp khẩn cấp trong cuộc sống. Đây có thể được coi là “phao cứu sinh” giảm số học sinh đuối nước trong dịp hè về”.