Thúc đẩy góc nhìn đa chiều: Tư duy mới trong đổi mới giáo dục

20/07/2023, 14:58
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Khuyến khích tinh thần đón nhận sự tương đồng và khác biệt, tăng mức độ quan tâm thấu hiểu, tôn trọng giữa thầy và trò trong công tác giáo dục với phương pháp thúc đẩy góc nhìn đa chiều để gợi mở sự sáng tạo... đang được xem là tư duy mới trong đổi mới giáo dục.

Thúc đẩy góc nhìn đa chiều: Tư duy mới trong đổi mới giáo dục - Ảnh 1.

Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động - Ảnh: VGP/Minh Thi

Trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sự thay đổi tư duy về cách dạy, cách học theo hướng đa chiều từ hai hướng giáo viên và học sinh được xem là yếu tố quyết định hàng đầu.

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động. Tức là, phương pháp học tập chủ động sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức từ đó tác động đến tình cảm, tạo động lực và đem lại niềm vui, hứng thú, học tập cho học sinh.

Bên cạnh đó, nhờ được tôn trọng sự khác biệt, các em sẽ có trải nghiệm học tập phong phú hơn, tăng khả năng sáng tạo để tiến bộ mỗi ngày cả trong tiếp nhận kiến thức, trong hiểu biết về văn hóa và cuộc sống, từng bước trở thành công dân có kiến thức vững vàng trong tương lai.

Đồng thời, phẩm chất và năng lực của người học cũng được hình thành và phát triển qua các hoạt động giao lưu, kết nối, tương tác với thực tiễn đời sống để khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới…

Điều đó cũng có nghĩa rằng, để đảm bảo tính khả thi của đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên đóng vai trò then chốt vì họ là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập nhằm khuyến khích người học tự khẳng định nhu cầu và năng lực của bản thân.

Bởi vì, khi thế giới đang dần "phẳng"' hơn, thì những rào cản địa lý, văn hóa… cũng đồng thời được thu hẹp. Chúng ta học cách xóa đi những ranh giới, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt trong tất cả các lĩnh vực. Với sự cấp thiết đó, tính đa dạng và sự dung hợp trở thành xu hướng mới trong giáo dục, thể hiện rõ rệt thông qua hình ảnh các nhà giáo - những người truyền thụ kiến thức chuyên môn, cũng là người kết nối, truyền cảm hứng, đồng hành và hướng dẫn các thế hệ học sinh.

Thúc đẩy góc nhìn đa chiều: Tư duy mới trong đổi mới giáo dục - Ảnh 2.

Học sinh trải nghiệm phương pháp học tại VUS - học qua project - Ảnh: VGP/Minh Thi

Tạo dựng môi trường đa dạng và dung hợp

Để bắt kịp với xu thế giáo dục hiện đại của thế giới, nền giáo dục của Việt Nam đã định hình lại vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong mối quan hệ "dạy và học" ở kỷ nguyên số. Làm thế nào để những người truyền tải kiến thức có thể trở thành người kết nối, truyền cảm hứng và dẫn dắt học viên khám phá kiến thức thực tế hữu ích và thú vị trên hành trình học tập tương lai. Để trả lời cho câu hỏi này, cũng như góp phần vào tiến trình đổi mới dạy và học, việc tạo dựng một môi trường giáo dục theo hướng đa dạng và dung hợp sẽ tạo tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nước ta.

Thông qua đó, phương pháp này sẽ khuyến khích tinh thần cởi mở đón nhận sự tương đồng và khác biệt, giảm thiểu khả năng phân biệt đối xử, tăng mức độ quan tâm thấu hiểu, tôn trọng giữa thầy và trò trong công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục thanh thiếu niên - độ tuổi đang rất cần được thấu hiểu bởi chính các giáo viên của mình.

Có thể so sánh nếu giáo dục là nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của quốc gia thì giáo viên là bộ phận nòng cốt đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của nền giáo dục. Chính vì vậy, trong quá trình khuyến khích sự "đa dạng" của các phương pháp và tư duy mới trong giáo dục từ đó "dung hợp" để áp dụng vào quá trình truyền tải kiến thức thì vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng.

Bởi vì, giáo viên sẽ là người chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy họcnhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.

Do đó, việc truyền cảm hứng tích cực đến để mỗi giáo viên, thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, chủ động bồi dưỡng, tương tác với những công nghệ mới để làm chủ quá trình dạy học cho các giáo viên sẽ tạo nên sự thay đổi tích cực đến hàng triệu học sinh.

Thúc đẩy góc nhìn đa chiều: Tư duy mới trong đổi mới giáo dục - Ảnh 3.

Giáo viên sẽ là người chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh - Ảnh: VGP/Minh Thi

Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, ngành giáo dục luôn khuyến khích việc sáng tạo trong những chương trình nhà trường, lớp học và việc vào cuộc của giáo viên trong thiết kế và tạo ra hoạt động giảng dạy phù hợp. Điều này đòi hỏi sự tích cực tham gia của giáo viên trong quá trình tự bồi dưỡng và tích cực tương tác với công nghệ để có thể làm chủ quá trình dạy học của mình.

Đại diện cho hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) cũng cho rằng, với vai trò là người truyền cảm hứng, kết nối học sinh với thế giới để khơi mở tương lai tươi sáng, giáo viên không chỉ cần bồi dưỡng năng lực giảng dạy mà còn có nhu cầu cập nhật các xu hướng giáo dục mới.

Góp sức vào quá trình đổi mới phương pháp dạy và học nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung, cũng như mong muốn tạo ra một diễn đàn để các nhà giáo dục trong và ngoài nước cùng phân tích những cơ hội, thách thức xung quanh việc tạo dựng môi trường đa dạng và dung hợp, VUS TESOL, hội nghị bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á 2023 tổ chức kỳ hội nghị thứ 19 với chủ đề: "Thúc đẩy góc nhìn đa chiều trong giảng dạy tiếng Anh", không chỉ giới thiệu các phương pháp trong giảng dạy tiếng Anh, mà còn cùng giới thiệu các phương pháp mới trong dạy và học mới.

Đó là những phương pháp khơi mở sự sáng tạo truyền cảm hứng để mỗi giáo viên cùng tiến bước, thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, chủ động bồi dưỡng, tương tác với những công nghệ mới để làm chủ quá trình dạy học, như: Nghệ thuật kể chuyện để thay đổi thế giới; xây dựng một lớp học dung hợp nhằm khơi mở tiềm năng của học sinh; giá trị thực tiễn bền vững của giáo dục: Các hoạt động trên lớp học kiến tạo một tương lai tốt hơn… từ đó góp tiếng nói chung vào công cuộc đổi mới trong giáo dục của Việt Nam.

Chia sẻ về chủ đề "Nghệ thuật kể chuyện để thay đổi thế giới" mà mình sẽ mang đến VUS TESOL 2023, bà Lillygol Sedaghat, nhà nghiên cứu đến từ National Geographic, đồng thời là thạc sĩ ngành quản trị thiên nhiên xã hội và môi trường tại Đại học Oxford cho rằng, truyền thông đa phương tiện có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội như hiện nay, nghệ thuật kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, truyền cảm hứng để tạo ra môi trường học tập tiếng Anh mà ở đó, người giảng dạy và học viên đều được tận hưởng vẻ đẹp của sự đa dạng.

"Kể chuyện có thể phản ánh trải nghiệm cuộc sống của học sinh, giáo viên và cách sống đa dạng trên thế giới, giúp xây dựng không gian toàn diện kết nối sinh viên với các nội dung Anh ngữ. Đồng thời truyền cảm hứng cho các nhà giáo dục nhận ra tiềm năng của chính mình trong việc áp dụng và nâng cao môi trường giảng dạy chuyên nghiệp", bà Lillygol Sedaghat nói.

Thúc đẩy góc nhìn đa chiều: Tư duy mới trong đổi mới giáo dục - Ảnh 4.

VUS TESOL sẽ truyền cảm hứng để mỗi giáo viên cùng tiến bước, thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, chủ động bồi dưỡng, tương tác với những công nghệ mới để làm chủ quá trình dạy học tạo nên sự thay đổi tích cực đến hàng triệu học sinh - Ảnh: VGP/Minh Thi

VUS TESOL cập nhật xu hướng giáo dục mới nhất toàn cầu

Bám sát sự phát triển của ngành giảng dạy tiếng Anh, đồng thời thấu hiểu mong muốn phát triển năng lực của các giáo viên cũng như yêu cầu ngày càng tăng của học viên với các khóa học chất lượng cao, mỗi năm VUS TESOL đều mang đến những chủ đề cập nhật xu hướng giáo dục mới nhất toàn cầu.

Thông qua hội nghị, VUS TESOL hy vọng có thể mở ra cơ hội mới cho không chỉ cộng đồng giáo viên tiếng Anh (English Language Teaching - ELT) và các giáo viên nói chung tại Việt Nam và trong khu vực để phá vỡ những khuôn mẫu dạy và học truyền thống từ đó kích phát nhiều tiềm năng trong tương lai.

Các hội nghị như VUS TESOL sẽ là cơ hội để các giáo viên có dịp nhìn lại và tự đánh giá về phương pháp giảng dạy của chính mình, từ đó thay đổi và cải thiện chất lượng giảng dạy trong từng lớp học.

Đồng thời hội nghị hướng đến mong muốn khai phá, hiện thực hóa những mô hình giảng dạy hiện đại, trang bị những công cụ thực hành đa dạng và tìm kiếm các phương thức kết hợp giảng dạy trực tiếp và trực tuyến hiệu quả nhất. Có thể nói, VUS TESOL chính là một nhịp cầu kết nối giáo viên, học sinh Việt Nam đến với thế giới.

VUS TESOL 2023 sẽ diễn ra với sự góp mặt của 23 diễn giả khách mời là những chuyên gia giáo dục đến từ các các tổ chức giáo dục, nhà xuất bản hàng đầu thế giới hiện đang là đối tác quốc tế của VUS như: National Geographic Learning, Oxford University Press, Macmillan Education, Cambridge University Press and Assessment, NEAS... hứa hẹn mang đến những chia sẻ thú vị, khơi mở những ý tưởng đột phá cho tương lai của giảng dạy tiếng Anh nói riêng và ngành giáo dục nói chung tại Việt Nam và trên thế giới.

Khơi mở từng bước tiến mỗi ngày, đây là thông điệp VUS truyền tải qua Hội nghị VUS TESOL - 19, năm 2023. Theo đó, VUS TESOL sẽ truyền cảm hứng để mỗi giáo viên cùng tiến bước, thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, chủ động bồi dưỡng, tương tác với những công nghệ mới để làm chủ quá trình dạy học. Mỗi ngày một bước tiến cho chính bản thân, các giáo viên sẽ tạo nên sự thay đổi tích cực đến hàng triệu học sinh.

Nói về hội nghị TESOL, TS. Hayo Reinders, đại diện từ Oxford University Press chia sẻ: "Những cộng đồng với tính ứng dụng cao như TESOL sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tương hỗ mà chúng ta cần phát triển nhiều hơn và tôi rất vui được là một phần của sự phát triển đó. Chúng ta có rất nhiều cơ hội thú vị phía trước và những sự kiện như thế này sẽ giúp chỉ ra được những hướng đi phát triển cho cả giáo viên và các nhà nghiên cứu".

VUS TESOL (Teaching English to Speakers of Other Language) - Hội nghị bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á là hội nghị thường niên về giảng dạy tiếng Anh uy tín và lâu đời tổ chức bởi VUS, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh cho giáo viên các cấp từ phổ thông đến đại học trên khắp Việt Nam và trong khu vực các quốc gia lân cận.

Đồng thời, VUS TESOL là nơi hội tụ các nhà giáo dục hàng đầu của thế giới, các diễn giả nổi tiếng trong ngành giáo dục để cùng nhau chia sẻ, giới thiệu những phương pháp giáo dục mới, cách thức giảng dạy mới nhằm khơi mở sự sáng tạo không ngừng của giáo viên và học học sinh trong quá trình học tập, giảng dạy.

Với kỳ đầu tiên vào năm 2006, đến năm 2022, hội nghị đã trải qua 17 năm với 18 kỳ tổ chức, quy tụ hơn hơn 32.600 người tham dự đến từ hơn 40 quốc gia và tham gia thảo luận hàng trăm chủ đề. Nối tiếp hành trình không ngừng đổi mới, kỳ hội nghị thứ 19 - VUS TESOL 2023 sẽ tiếp tục mang đến những ý tưởng đột phá cho cộng đồng giáo dục.



Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thúc đẩy góc nhìn đa chiều: Tư duy mới trong đổi mới giáo dục