Số lượng các nghiên cứu trắc lượng khoa học của Việt Nam những năm gần đây có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt, khoảng 17-20%/năm. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đưa Việt Nam lên ngang hàng với các quốc gia top đầu về nghiên cứu khoa học trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan hay Malaysia.
“Chỉ riêng lĩnh vực Khoa học xã hội & Nhân văn, các thống kê về năng suất và số lượng vẫn còn nhiều hạn chế. Trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế với nền kinh tế tri thức và chia sẻ, việc các trường đại học Việt Nam đi đầu trong cải cách nền giáo dục, thông qua cải thiện năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế là rất cần thiết. Nó không chỉ thúc đẩy và nâng tầm hệ thống GDĐH Việt Nam mà còn xây dựng, định hình năng lực NCKH chuẩn cho giảng viên ", bà Mai Lan chia sẻ.
Tại hội thảo các đại biểu, chuyên gia đã cùng nhau bàn luận về nhiều nội dung như: Những vấn đề lý thuyết chung về công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Những rào cản ảnh hưởng đến công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục ở Việt Nam hiên nay;
Cơ hội và thách thức trong công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Hiện trạng công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế...
Thông qua các phiên thảo luận, các đại biểu cùng nhau đề xuất các giải pháp, phương pháp mô hình, cách thức nhằm thúc đẩy công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế.