Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử

25/06/2023, 07:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế triển khai từ năm 2019. Đến nay, hàng nghìn hộ dân đã an cư ở nơi mới, còn nơi cũ là khu di tích Thượng thành vẫn chưa được chỉnh trang, trở nên nhếch nhác, ô nhiễm môi trường và dần trở thành khu rừng hoang.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 1

Cuối năm 2019 đầu 2020, thực hiện Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, nhiều hộ dân tại các phường thuộc khu vực Thành nội bắt đầu cuộc di dân lịch sử , nhằm trả lại không gian, cảnh quan, tính nguyên trạng cho khu Di sản Cố đô Huế.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 2

Nhiều hộ dân sau khi di dời đã có cuộc sống ổn định, nhà cửa khang trang tại nơi mới thuộc phường Hương Sơ, TP. Huế.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 3

Tuy nhiên, tại nơi người dân từng sinh sống ở khu vực Thượng thành thuộc các phường Đông Ba, Thuận Lộc…, sau hơn 3 năm thực hiện cuộc di dân lịch sử, hiện trong tình trạng ngổn ngang, nhếch nhác.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 4

Nhà cửa trên Thượng thành đã dỡ bỏ một phần nhưng chưa được đập bỏ hoàn toàn để trả lại nguyên trạng cho di tích.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 5

Thành quách giáp với Hộ Thành hào phía Đông Kinh thành Huế đang bị cây dại che phủ, mọc vượt cả lên bên trên bờ thành.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 6

Chân bờ thành phía giáp với các tuyến phố bên trong các phường Thành nội Huế cũng phủ đầy cây dại.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 7

Thượng thành ở khu vực mặt đông Kinh thành Huế thuộc phường Đông Ba, TP. Huế, đang trở thành rừng hoang.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 8

Nếu không được phát quang cây dại, thật khó để di chuyển phía bên trên khu Thượng thành Huế đã giải tỏa dân cư, vật kiến trúc.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 9

Sau khi xuất lộ, công trình di tích Hỏa Dược khố (kho chứa thuốc súng) ở mặt đông bờ tường Kinh thành Huế hiện bị bủa vây, lấp phủ bởi cây dại.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 10

Rác thải, xà bần, vật thải xây dựng chất đống, nhan nhản tại khu vực Eo bầu dưới chân Thượng thành Huế dọc đường Xuân 68.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 11

Xuất hiện dấu hiệu tái lấn chiếm sau khi dân cư Thượng thành Huế được di dời đi.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 12

Trước thực trạng trên, đại diện Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế cho biết, tại khu vực này trước đây chính quyền thành phố từng bố trí kinh phí để dọn dẹp, chỉnh trang một số khu vực. Trong khi đó, dự án dọn dẹp vệ sinh, hoàn trả mặt bằng sau khi di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế hiện được xúc tiến để xử lý mặt bằng triệt để sau khi thực hiện di dân.

Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử - 13

Theo đó, dự án sẽ tiến hành chặt hạ cây, hạ giải nhà dân đã bàn giao mặt bằng và đổ đất san lấp tạo cảnh quan tại các khu vực trong đề án di dời dân cư. Dự án hiện trong giai đoạn mời thầu, dự kiến có thể bắt đầu triển khai vào cuối tháng 6 này.

Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được triển khai theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2019-2021) tiến hành di dời hơn 3.300 hộ dân sinh sống tại khu vực Thượng thành, Eo Bầu, Hộ Thành hào và tuyến Phòng Lộ đến tái định cư tại phường Hương Sơ (TP Huế). Giai đoạn 2 dự án (2022-2025) tiến hành di dời hơn 1.900 hộ dân tại một số khu vực như Hồ Học Hải, đàn Xã Tắc, Khâm Thiên giám, Xiển Võ từ, Lục Bộ, khu vực tiếp giáp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế...

Theo (Tiền Phong)
https://tienphong.vn/thuong-thanh-hue-hoa-rung-hoang-sau-di-dan-lich-su-post1545587.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/thuong-thanh-hue-hoa-rung-hoang-sau-di-dan-lich-su-post1545587.tpo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thượng thành Huế hóa rừng hoang sau di dân lịch sử