Mùa tuyển sinh 2025 đang vào giai đoạn quan trọng. Nhiều thí sinh dù đạt điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng chỉ vì không nắm rõ "tiêu chí phụ" trong xét tuyển. Vậy tiêu chí phụ là gì? Và vì sao nó lại ảnh hưởng lớn đến kết quả trúng tuyển?
Tiêu chí phụ – "cánh cửa phụ" quyết định cơ hội đỗ
Tiêu chí phụ là những điều kiện bổ sung được các trường đại học sử dụng khi có nhiều thí sinh cùng đạt điểm xét tuyển giống nhau. Trong các trường hợp “chạm ngưỡng” nhưng chỉ tiêu có hạn, tiêu chí phụ sẽ là cơ sở để lựa chọn thí sinh trúng tuyển.
Tuy nhiên, mỗi trường, mỗi ngành lại có quy định riêng về tiêu chí phụ – đây chính là điểm khiến nhiều thí sinh "đủ điểm mà vẫn trượt" do không đọc kỹ đề án tuyển sinh.
Theo PGS.TS Lê Xuân Thành (Trường ĐH Mỏ - Địa chất), tiêu chí phụ thường chia thành 3 nhóm:
Theo thầy Thành, mỗi cơ sở giáo dục đại học có thể có tiêu chí riêng, được quy định rõ trong đề án tuyển sinh. Thậm chí, cùng một trường, các ngành khác nhau có thể đi kèm với các tiêu chí phụ hoàn toàn riêng biệt. Chính vì vậy, thí sinh cần phải đọc kỹ đề án tuyển sinh của từng trường.
Tiến sĩ Trần Xuân Quý - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Hướng nghiệp, Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) cho hay, ngoài các điều kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi cơ sở giáo dục đại học được phép có thêm các tiêu chí phụ nhằm nâng cao chất lượng đầu vào và lựa chọn đúng thí sinh phù hợp với chương trình đào tạo, mục tiêu nghề nghiệp.
ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên): Ngành Ngôn ngữ Anh yêu cầu tiếng Anh học bạ từ 8.0 hoặc điểm thi ≥ 6.5; có chứng chỉ IELTS ≥ 5.5 được cộng điểm; giải HSG cấp tỉnh cũng được quy đổi.
Ngoài ra, thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên sẽ được cộng từ 1.5 – 3 điểm, có bảng quy đổi cụ thể. Các giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố cũng được quy đổi điểm cộng tương đương.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Đông – Giám đốc Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ học sinh, sinh viên của Trường Đại học Y - Dược (Đại học Thái Nguyên), trong quá trình tuyển sinh, có những tình huống đặc biệt xảy ra ở nhóm thí sinh cuối cùng – khi nhiều em đạt cùng một mức điểm, nhưng chỉ tiêu lại có giới hạn.
Thầy Đông chỉ ra tình huống, một ngành có chỉ tiêu tuyển 150 sinh viên. Khi xét đến trên 20 điểm, đã có 130 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển. Tuy nhiên, có tới 50 thí sinh cùng đạt 20 điểm, trong khi trường chỉ còn 20 chỉ tiêu cuối cùng để phân bổ, buộc phải sàng lọc thêm bằng tiêu chí phụ. Trong trường hợp này, bắt buộc phải áp dụng tiêu chí phụ để chọn lọc trong số thí sinh có điểm số bằng nhau, thường là căn cứ vào điểm một môn học cụ thể, để đảm bảo tính khách quan.
ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên): Khi nhiều thí sinh bằng điểm, trường dùng điểm Toán lớp 12 làm tiêu chí phụ. Tuy nhiên, 4 năm gần đây chưa cần áp dụng do số lượng thí sinh luôn được điều chỉnh hợp lý.
3. Đặt nguyện vọng thông minh – chiến lược 4 bước
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh sẽ đăng ký và sắp xếp nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025 trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ, trong khoảng thời gian từ ngày 16/7 đến 17 giờ ngày 28/7.
Tiến sĩ Trần Xuân Quý chỉ ra, việc lựa chọn và sắp xếp nguyện vọng cần được thực hiện có chiến lược và khoa học. Thầy khuyến khích thí sinh thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Xác định công việc yêu thích, phù hợp với năng lực cá nhân.
Bước 2: Xác định ngành học liên quan và phù hợp với công việc mong muốn.
Bước 3: Lựa chọn các trường đào tạo ngành học đó, phân tích các phương thức xét tuyển, tiêu chí phụ, điểm chuẩn các năm gần đây, học phí, cơ hội việc làm…
Bước 4: Sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự phù hợp nhất với năng lực, mơ ước. Thí sinh cần ưu tiên xếp những trường có điểm chuẩn cao nhất lên đầu, sau đó đến những lựa chọn an toàn, đảm bảo cơ hội trúng tuyển đại học.
Chiến lược sắp xếp nguyện vọng “3 tầng”
Lưu ý về phần mềm xét tuyển: hệ thống xét song song tất cả nguyện vọng và chỉ trúng tuyển nguyện vọng đầu tiên mà thí sinh đủ điều kiện. Do đó, thứ tự đăng kí là rất quan trọng, không phải chỉ đủ điểm là đỗ.
Tiêu chí phụ là yếu tố then chốt trong các trường hợp đồng điểm hoặc đủ điểm nhưng không đạt điều kiện phụ. Đọc kỹ đề án tuyển sinh, nắm rõ tiêu chí phụ của từng ngành/trường là điều bắt buộc để tránh rơi vào tình huống “đủ điểm mà vẫn trượt”. Đặt nguyện vọng có chiến lược, không nên chủ quan với thứ tự hoặc phương thức xét tuyển.