"Người gây tai nạn chỉ có ba lựa chọn: Ở lại hiện trường, đến cơ sở y tế hoặc đến cơ quan công an. Nếu người gây tai nạn không có mặt tại một trong ba địa điểm trên thi hoàn toàn có thể bị quy kết là bỏ trốn", luật sư Nghĩa phân tích.
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa (Giám đốc Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc Luật sư X).
Trong trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng vì hành vi bỏ trốn này, người gây tai nạn phải đối diện với hình phạt tù theo điểm c, khoản 2, Điều 260, Bộ luật Hình sự "Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn" với mức phạt từ 3-10 năm tù.
"Với việc bỏ trốn và cố ý không cứu giúp người đi bộ bị nạn, kể cả tài xế có đi đúng luật thì vẫn có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự", vị luật sư nêu quan điểm.
Chia sẻ thêm về vụ việc, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, đường cao tốc là tuyến đường dành riêng cho xe cơ giới và nghiêm cấm người đi bộ, đi xe đạp, xe máy đi vào.
Nếu người đi bộ đi vào đường cao tốc đột ngột, ở góc khuất, tầm quan sát hạn chế khiến những tài xế ô tô trên đường cao tốc không phát hiện ra, không kịp xử lý thì tài xế ô tô không có lỗi, kể cả hậu quả vụ tai nạn làm chết người.
Tài xế ô tô chỉ được coi là có lỗi, có thể xem xét một phần trách nhiệm khi người đi bộ (hoặc đi xe đạp, xe máy) trên đường cao tốc đã có tín hiệu cảnh báo, tài xế có đủ thời gian, đủ khoảng cách để giảm tốc độ, tránh người đi bộ nhưng lại chủ quan không thực hiện dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
"Nếu không bỏ trốn trong vụ tai nạn nói trên thì tài xế ô tô không phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể cũng không phải bồi thường thiệt hại", vị chuyên gia pháp lý chia sẻ.