Toàn cảnh tình hình triển khai những dự án giao thông lớn nhất cả nước từ 2021 đến nay

24/04/2023, 06:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có dự thảo báo cáo đề cập đến về vấn đề xây đựng hệ thống kết cấu hạ tầng giai đoạn 2021 đến nay.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có dự thảo báo cáo đánh giá giữa kỳ tỉnh hình thực hiện Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021- 2025. Tại văn bản này Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu một số nội dung về vấn đề xây đựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị giai đoạn 2021 đến nay để Bộ GTVT và Bộ Xây dựng bổ sung, góp ý.

Triển khai 20 dự án năm 2021

Theo văn bản nêu trên, năm 2021 các bộ ngành, đơn vị liên quan đã đẩy mạnh triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trọng điểm.

Có 20 dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải triển khai năm 2021. Trong đó có 4 dự án đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư gồm: Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo; tuyến kênh Chợ Gạo giao đoạn 2; luồng sông Hậu giai đoạn 2; nhà ga T3 - cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.

13 dự án đang triển khai thực hiện gồm: 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông; cao tốc Mỹ Thuận - cần Thơ, cao tốc Bến Lức - Long Thành và HKQT Long Thành.

Trong 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông đang triển khai nêu trên, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn cơ bản boàn thành thi công cuối năm 2021, đoạn Cam Lộ - La Sơn hoàn thành đầu năm 2022. Các đoạn: Mai Sơn - OL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Nha Trang - Cam Lâm, cầu Mỹ Thuận 2 đang triển khai thi công. Riêng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã ký hợp đồng, khởi công tháng 9/2021.

Có 3 dự án khác đang hoàn tất thủ tục nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành năm 2021. (Ảnh: VOV).

Các đơn vị chức năng liên quan cũng hoàn thiện, trình Bộ Chính trị Đề án xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đển năm 2030. Đồng thời hoàn tất thủ tục để triển khai CHKQT Long Thành giai đoạn 1.

Các đơn vị tiếp tục tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, khó khăn của một số dự án trọng điểm để nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác như các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách (cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; Cam Lộ - La Sơn; La Sơn - Túy Loan; Cao Bồ - Mai Sơn); dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng HKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất giai đoạn 2…

Đặc biệt, trong năm 2021 đã hoàn thành, bàn giao dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Động cho TP Hà Nội đưa vào vận hành, khai thác.

Quyết định đầu tư 54 dự án lớn trong năm 2022

Năm 2022, có 54/66 dự án nằm trong kế hoạch khởi công mới giai đoạn 2021-2025 đã được quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 46/52 dự án nhóm B, C; 4/4 dự án quan trọng quốc gia và 4/10 dự án nhóm A.

4/4 dự án quan trọng quốc gia nói trên là cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sốc Trăng.

4/10 dự án nhóm A là cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.

Các đơn vị liên quan đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư 12 dự án, gồm: 6 dự án nhóm A (cao tốc Dầu Giây - Tân Phú; logistics khu vực phía nam; tuyến nối Hà Giang với Nội Bài - Lào Cai; mở rộng cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; nâng cấp QL 62, QL 53, QL 91B ở đồng bằng sông Cửu Long; đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bên Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận); 6 dự án nhóm B, C (mở rộng một số cầu, hầm trên QL 1; đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc; hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của Tổng cục Đường bộ; đường kết nối sau cảng Trần Đề; đường Hồ Chi Minh đoạn Chơn Thành - Đửc Hòa; đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn).

 Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đưa vào sử dụng năm 2022. (Ảnh tư liệu: CTV).

Cũng trong năm 2022, đã phê duyệt đầu tư theo thẩm quyền đối với 12 dự án thành phần của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 và 22 dự án nhóm B, C; đang hoàn thiện thủ tục để phê duyệt đầu tư 24 dự án nhóm B, C trong năm 2023.

Đã đưa vào sử dụng một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, đoạn La Sơn - Túy Loan, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Thủ Thiêm 2; đôn đốc, phấn đấu cơ bản hoàn thành 361 km đường cao tốc Bắc - Nam trong năm 2022 (Mai Sơn - quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây).

Có 18 dự án được khởi công là: Cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025; tuyến nối QL 91 và tuyển tránh TP Long Xuyên; cầu Rạch Miễu 2; cầu vượt nút giao QL 39 tỉnh Hưng Yên; QL 9 tỉnh Quảng Trị; dự án thành phần 2 QL 12A tỉnh Quảng Bình; QL 31 tỉnh Bắc Giang; QL 32C đoạn qua TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; QL 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 3; QL 1 tỉnh Bình Định; QL 7 tỉnh Nghệ An; dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1; dự án thành phần 1 QL 12A tình Quảng Bình; QL 2C tỉnh Tuyên Quang; dự án đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn; QL 6 tránh TP Hòa Bình; tuyến tránh TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng; QL 20 tỉnh Lâm Đồng.

Hoàn thành đưa vào khai thác 22 dự án hạ tầng giao thông: 4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 - 2020 là đoạn Cam Lộ - La Sơn, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây); dự án thành phần 1 QL25 tỉnh phú Yên; QL 37 qua Hải Phòng, Hải Dương; đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và Nội Bài; dự án thành phần 2 QL 25 tỉnh Phú Yên và Gia Lai; dự án thành phần 2 QL 24 tỉnh Kon Tum; QL 61B tỉnh Hậu Giang; QL 63 tỉnh Cà Mau; QL 4E đoạn Bắc Ngầm - TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai; QL 15A tỉnh Nghệ An; QL 4A tình Lạng Sơn; QL 37 qua tỉnh Thái Bình và cầu sông Hóa; QL 15 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa - Tiểu dự án 3; QL 279 đoạn Phố Ràng - Khau Co, tỉnh Lào Cai; QL 279B tỉnh Điện Biên; 2 dự án đường sắt trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM: Cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống; cải tạo, nâng cắp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn.

 Cao tốc Mai Sơn - QL 45 dự kiến thông xe toàn tuyến vào ngày 30/4 sắp tới. (Ảnh tư liệu: CTV).

Các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng giao thông quan trọng, chiến lược theo phương thức đối tác công tư. Năm 2022, các dự án PPP được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương hoặc đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cửu tiền khả thi theo quy định của Luật PPP đều là các dự án trọng điểm, quy mô lớn của quốc gia, địa phương vởi tổng mức đầu tư khoảng 131.000 tỷ đồng.

Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung vật liệu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, nhất là dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020, dự án CHKQT Long Thành…

Nhiều dự án giao thông liên vùng khai thác trong quý I

Trong 3 tháng đầu năm 2023, các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia tiếp tục được tập trung đẩy nhanh tiến độ.

Ngay trong và sau thời gian nghỉ Tết, Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án lớn.

Phong trào thi đua “Xuân Quý Mão trên các công trường giao thông” và tháng cao điểm giải ngân vốn đầu tư công, thi công “xuyên Tết” đã được phát động với các dự án giao thông chiến lược, quan trọng: Các dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cân Thơ; CHKQT Long Thành; Nhà ga hành khách T3 - CHKQT Tân Sơn Nhất; dự án vành đai 3 - TP Hồ Chí Minh; vành đai 4 - Vùng Thủ đô…

Nhiều công trình giao thông quan trọng, có ý nghĩa liên vùng đưa vào khai thác như các tuyến đường bộ ven biển Phú Yên, Bình Thuận, khu kinh tế Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Cát Tiến - Mỹ Thành (Bình Định)... 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Toàn cảnh tình hình triển khai những dự án giao thông lớn nhất cả nước từ 2021 đến nay