Trong đó, gần 2.500 căn đã mở bán nhưng chưa có khách mua và khoảng 12.400 căn thuộc các dự án đã công bố ra thị trường nhưng nằm chờ, chưa thể tung ra khi địa ốc khủng hoảng.
Số liệu bán hàng cho thấy, chỉ 33 căn shophouse được bán trong quý 2/2023 giảm 97% so với cùng kỳ; 50 căn biệt thự được bán quý 2/2-23 giảm 50% so với cùng kỳ. Trước áp lực về dòng tiền, nhiều chủ đầu tư đưa ra mức chiết khấu lên đến 40-50% khi thanh toán nhanh nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cũng như giúp tăng thanh khoản.
Trong thời gian vừa qua, việc Chính phủ tung ra các giải pháp tháo gỡ nút thắt pháp lý đang hứa hẹn tạo động lực lớn cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi.
Cụ thể mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Nghị định đề cập đến việc mở rộng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng) cho nhiều loại hình bất động sản mới đang hiện diện trên thị trường.
Đây được xem là những tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động du lịch nghỉ dưỡng đã đóng băng hơn một năm qua.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, Nghị định số 10/NĐ-CP đang được nhiều chủ đầu tư và nhà đầu tư chờ đợi tạo ra một bước đột phá trong việc đồng bộ hệ thống pháp luật.
Vị này cho rằng, trong thời gian tới, nếu Nghị định 10/2023/NĐ-CP được thực thi, rất có thể cuối năm 2023 sẽ chứng kiến cú lội ngược dòng của phân khúc này. Khi đó, lực cầu trong phân khúc này sẽ tăng, thậm chí đạt mức ấn tượng.
Do đó, giá bán bất động sản nghỉ dưỡng sẽ xảy ra 2 kịch bản. Kịch bản kỳ vọng khi Nghị định 10 thực sự phát huy tác dụng, giá bán phân khúc này sẽ bắt đầu đà tăng. Kịch bản còn lại, mặt bằng giá tiếp tục đi ngang. Giao dịch của phân khúc này cũng sẽ xảy ra hai kịch bản tương tự như với giá bán: Nếu nghị định 10/2023/NĐ-CP thực sự ngấm, giao dịch sẽ trở lên nhộn nhịp hơn và ngược lại..