TP.HCM: Tái khởi động dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý sau 5 năm nằm im
Theo Lương Ý/VTC News•21/06/2024 17:48
Sau hơn 5 năm ngưng trệ, cầu Tân Kỳ - Tân Quý đã được tái khởi công, khi hoàn thành sẽ kết nối quốc lộ 1A đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Hơn 5 năm ngưng trệ, ngày 21/6, Sở GTVT TP.HCM đã tổ chức Lễ khởi công dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý (thuộc quận Bình Tân).
Theo đại diện Sở GTVT TP.HCM, cầu Tân Kỳ - Tân Quý là một trong trục giao thông huyết mạch ở cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM, kết nối quốc lộ 1A đến trung tâm TP.HCM và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Cầu Tân Kỳ - Tân Quý có chiều dài 385m, trong đó phần cầu dài 83m, mặt cắt ngang 4 làn xe ô tô cùng 2 lề đi bộ, đường gom 2 bên cầu dài 367m.
Cầu Tân Kỳ - Tân Quý nằm cắt ngang kênh Tham Lương - đây là con kênh dài và ô nhiễm bậc nhất TP.HCM.
Trả lời VTC News, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư dự án) cho biết tổng mức đầu tư dự án là 491 tỷ đồng.
"Chi phí xây dựng 44 tỷ đồng và 190 tỷ đồng là chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật.Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cho biết thêm chi phí thanh toán cho nhà đầu tư trước đây là 230 tỷ đồng và các chi phí tư vấn, quản lý dự án, chi phí dự phòng và các chi phí khác", đại diện chủ đầu tư nói.
Trưa 21/6, nhiều công nhân đã tháo dỡ hàng rào để chuẩn bị thi công các hạng mục của dự án.
Bà Nguyễn Thị Tâm (ngụ quận Bình Tân) cho biết, người dân vui mừng khi dự án được tái khởi động. "Đường này nhỏ, đông dân cư nên hầu như ngày nào cũng kẹt xe. Đặc biệt những ngày mưa gió người dân vất vả khi di chuyển", bà Tâm nói.
Dự án xây dựng mới cầu Tân Kỳ - Tân Quý là dự án đầu tiên của TP.HCM áp dụng cơ chế chuyển từ dự án BOT trước đây sang hình thức đầu tư công. Được biết, tổng diện tích đất phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư là 1,5ha, với 43 hộ dân phải bàn giao một phần diện tích nhà hiện hữu để thi công dự án. Trong hình là một số hộ dân nằm trong quy hoạch dự án đã bàn giao mặt bằng.
Trước đó, năm 2018, dự án xây dựng cầu Tân Kỳ - Tân Quý được khởi công với tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2018. Tuy nhiên, đến tháng 12/2018, khi đã hoàn thành 70% khối lượng, dự án ngưng trệ do vướng mắc mặt bằng.
(GDTĐ) - Theo Nghị định mới được Chính phủ ban hành ngày 11/7, bắt đầu từ ngày 1/9 tới đây, hai đại học quốc gia lớn nhất cả nước – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM – sẽ chính thức được chuyển giao về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý thay vì chịu sự quản lý trực tiếp từ Chính phủ như trước.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trong thời kỳ của trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số và học tập suốt đời, việc trang bị cho học sinh năng lực tự học, tinh thần trách nhiệm và khả năng làm chủ bản thân đã trở thành yêu cầu cốt lõi của mọi nền giáo dục.
“Cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con, nhưng đôi khi, cách dạy truyền thống lại khiến trẻ bị tổn thương về cảm xúc, hoặc hình thành những thói quen xấu về lâu dài”, chuyên gia Esther Allen cho hay.
Chị Phạm Hồng Minh là mẹ của nam sinh Nguyễn Quang Anh. Trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua, Quang Anh đỗ thủ khoa và có 6 lượt trúng tuyển vào 4 trường chuyên đình đám tại Hà Nội.
Đại diện Trường Đại học Kinh tế Luật cho hay năm nay trường xét tuyển 6 tổ hợp, tăng 2 tổ hợp so với năm 2024. Trong đó, Toán và Tiếng Anh là 2 môn xét tuyển chủ lực, nên dự kiến điểm chuẩn sắp tới sẽ giảm nhẹ so với năm 2024.
Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đang bộc lộ nhiều bất cập, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ giảng dạy. Đã đến lúc cần một cuộc cải tổ quyết liệt để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Nhiều trường học đã chủ động tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp dạy học tích cực, tập huấn cho giáo viên cách sử dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học, kiểm tra, quản lý hồ sơ...
Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đang bộc lộ nhiều bất cập, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ giảng dạy. Đã đến lúc cần một cuộc cải tổ quyết liệt để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.